Bạn đang ở đây

Bài viết khoa học

Số CIT: 0 Số lượt xem: 26
Hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học luôn là vấn đề được phần lớn giáo viên và các nhà quản lí giáo dục quan tâm. Mục đích là truyền lại cho thế hệ sau những kiến thức, kinh nghiệm dạy học cũng như quản lí hoạt động dạy học, đồng thời tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể nói chung và Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 hướng tới mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Mục tiêu đó ảnh hưởng và tác động đến các hoạt động dạy, kiểm tra, đánh giá của giáo viên và việc học tập của học sinh. Do đó, việc quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở trường trung học phổ thông cần những thay đổi thích ứng. Bài viết phân tích thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn, từ đó đề xuất biện pháp xây dựng kế hoạch quản lí dạy học môn Ngữ văn theo mục tiêu phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông, đáp ứng mục tiêu Chuơng trình Giáo dục phổ thông sau năm 2018.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 50
Chương trình Giáo dục phổ thông được ban hành năm 2018 và bắt đầu thực hiện ở cấp Trung học phổ thông từ năm 2020. Với định hướng mới nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đặt ra những yêu cầu tất yếu về đổi mới công tác quản lí trường trung học phổ thông để thích ứng với những thay đổi về quan điểm, định hướng, mục tiêu, nội dung, phương pháp… và góp phần cho thành công của công cuộc đổi mới giáo dục toàn diện. Bài viết sử dụng mô hình CIPO (gồm các nhóm yếu tố Bối cảnh (Context) - Đầu vào (Input) - Quá trình (Process) - Đầu ra (Output)) để đánh giá, phân tích và đưa ra một số vấn đề về công tác quản lí trường trung học phổ thông theo kết quả nghiên cứu thực tế tại một số trường trung học phổ thông của đề tài “Nghiên cứu giải pháp quản lí trường trung học phổ thông trong quá trình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018”. Từ kết quả nghiên cứu lí luận về Chương trình giáo dục và thực tiễn công tác quản lí trường trung học phổ thông sau ba năm thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp Trung học phổ thông, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để quản lí trường trung học phổ thông theo mô hình CIPO trong quá trình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 310
Nghiên cứu này mô tả thực trạng, mức độ tự chủ tài chính trong các trường đại học của Việt Nam; phân tích kinh nghiệm tự chủ tài chính trong các trường đại học của nước ngoài; từ đó kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giao tự chủ đại học từ mô hình Nhà nước điều hành thành mô hình Nhà nước giám sát. Với việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ mở ra và tạo cơ hội cho các cơ sở giáo dục đại học công lập nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lí tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng ngân sách Nhà nước được giao tiết kiệm, hiệu quả hơn. Vì vậy, chỉ thông qua cơ chế tự chủ tài chính thực chất thì mới thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học phát triển năng động, phù hợp với quá trình hội nhập toàn cầu hiện nay.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 217
Trong bối cảnh thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 hiện nay, việc xây dựng công cụ đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác có ý nghĩa quan trọng giúp giáo viên và học sinh có công cụ hỗ trợ dạy và học cũng như đánh giá đúng theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất. Xây dựng được bộ công cụ tường minh, chính xác và dễ sử dụng là mục tiêu của mỗi nhà nghiên cứu cũng như giáo viên. Bài viết trình bày kinh nghiệm quốc tế đối với quan niệm về năng lực giao tiếp, hợp tác, xây dựng công cụ đánh giá năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác của một số nước/khu vực như Anh, Indonesia, một số nước Châu Âu. Từ kinh nghiệm quốc tế, bài viết đưa ra một số nhận định, đề xuất cho việc xây dựng công cụ đánh giá năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác của học sinh phổ thông trong thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 308
Mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là chú trọng đến dạy học phát triển năng lực từ cấp Tiểu học. Tuy nhiên, đối với học sinh tiểu học, ngay từ ngày đầu đi học, các em đã bộc lộ những dạng trí tuệ nổi trội (tiềm năng, thế mạnh) học tập khác nhau. Các biểu hiện này rất đa dạng, nhưng chưa bền vững nên cần được phát triển liên tục. Do đó, trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo viên phải có những tác động sư phạm bằng các phương pháp dạy học khác nhau giúp cho học sinh có nhiều cơ hội phát triển các dạng trí tuệ nổi trội của mình. Bài viết trình bày ý tưởng vận dụng Thuyết Đa trí tuệ trong dạy học được thể hiện ở các nội dung như: Xác định mục tiêu dạy học; Lựa chọn, thiết kế nội dung dạy học, linh hoạt trong sử dụng phương pháp pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh thông qua dạy học môn Toán ở cấp Tiểu học.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 334
Tự chủ là thuộc tính gắn liền với sự ra đời và phát triển của các trường đại học trên thế giới. Tại Việt Nam, tự chủ đại học là một trong chín nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo đặt ra cần giải quyết từ năm 2016 với mục đích cao nhất nhằm “Nâng cao chất lượng liên quan đến quyền tự chủ cho các cơ sở và thực hiện quản lí nhà nước theo phương thức mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học từ các cơ sở giáo dục đại học được trao quyền tự chủ”. Tuy nhiên, không nhiều nghiên cứu được công bố quốc tế về vấn đề tự chủ đại học ở Việt Nam. Nghiên cứu này tìm kiếm những công bố quốc tế và trong nước về vấn đề tự chủ đại học ở Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành tìm kiếm trên các hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến và rà soát thủ công từ các danh mục tài liệu tham khảo với các tiêu chí lựa chọn. Có 113 nghiên cứu được tìm thấy, sau khi loại bỏ các nghiên cứu không phù hợp, 45 nghiên cứu được sử dụng để phân tích và đánh giá. Tuy nhiên, con số này có thể thấp hơn so với thực tế. Nghiên cứu cung cấp các bằng chứng cho thấy cần thiết phải có những nghiên cứu sâu và toàn diện hơn về quản trị đại học và vai trò của quản lí nhà nước trong bối cảnh tự chủ đại học ở Việt Nam.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 217
Trước yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục, Blended learning là một trong những phương pháp chiếm ưu thế. Tuy nhiên, làm thế nào để áp dụng mô hình mang lại kết quả tốt nhất trong quá trình dạy và học là vấn đề cần được tìm hiểu cụ thể. Tác giả bài viết nêu lên thực tiễn quá trình dạy và học môn Chủ nghĩa xã hội khoa học tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên. Kết quả khảo sát cho thấy kết quả học tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học khi sử dụng phương pháp học trực tiếp hoặc E-learning của sinh viên chưa thực sự hiệu quả. Qua đó, tác giả đề cập đến quá trình triển khai ứng dụng Blended learning của giảng viên bộ môn Lí luận Chính trị trong dạy học Chủ nghĩa xã hội khoa học tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy và học.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 226
Thiết bị dạy học có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học. Thiết bị dạy học vừa là phương tiện phục vụ bài giảng, vừa như một thành tố góp phần giúp giáo viên và học sinh đạt đến mục tiêu dạy học một cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc trang bị thiết bị dạy học đầy đủ, nhanh chóng, hiện đại là xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại là một phần quan trọng trong quá trình đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt trong bối cảnh giáo dục phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai ở lớp 10 từ năm học 2022 - 2023. Trong bài viết này, nhóm tác giả nêu lên những vấn đề còn tồn tại trong quá trình trang bị và sử dụng thiết bị dạy học lớp 10 để từ đó định hướng đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị về trang bị và sử dụng thiết bị dạy học lớp 10 góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp Trung học phổ thông trong những năm tiếp theo.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 199
Quyết định lựa chọn trường đại học của học viên sau đại học có ý nghĩa quan trọng cho các cơ sở giáo dục đại học và bản thân người học. Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát 187 học viên đang theo học với các ngành Khoa học xã hội và 214 học viên ngành Khoa học kĩ thuật tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu về sự đánh giá của học viên về các lí do, các kênh thông tin và các yếu tố đại diện cho quyết định lựa chọn trường đại học của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các học viên của 02 nhóm ngành có sự khác biệt. Điều đó có ý nghĩa thống kê trong đánh giá các lí do, các kênh thông tin và các yếu tố đại diện cho quyết định lựa chọn trường đại học. Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn để các nhà quản lí đề xuất các chiến lược tuyển sinh.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 257
Ngày nay, việc vận dụng công nghệ thông tin hiện đang là một trong những xu hướng chủ đạo trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta. Việc thành thạo các tư duy máy tính nói chung và tư duy thuật Toán nói riêng trong dạy học hiện đang là một việc cấp thiết và cần thiết. Đối với dạy học Toán, rèn luyện tư duy thuật Toán đối với học sinh thể hiện được hai mục tiêu. Mục tiêu thứ nhất là rèn luyện được tư duy và lập luận Toán học. Mục tiêu thứ hai là rèn luyện tư duy phân tích bài toán theo hướng tin học. Ở lớp 11, nội dung giao tuyến cùa hai mặt phẳng là nội dung tương đối khó. Học sinh phải có trí tưởng tượng không gian để tìm được hai điểm chung của hai mặt phẳng. Từ đó mới rút ra được cách dựng giao tuyến của hai mặt phẳng. Tuy nhiên, việc tưởng tượng không gian sẽ trở nên đơn giản và dễ hiểu nhờ sử dụng phần mềm GeoGebra. Phần mềm GeoGebra có nhiều tính năng dựng hình không gian cho phép di chuyển hình đến các vị trí khác nhau, tìm giao tuyến của hai mặt phẳng một cách dễ dàng. Học sinh sử dụng phần mềm GeoGebra có thể dự đoán kết quả, kiểm chứng, tạo vết… Nhờ sự kết hợp với việc dạy học rèn luyện tư duy thuật Toán mà học sinh hứng thú với nội dung được học, dễ nhớ, dễ áp dụng hơn. Trong bài viết, nhóm tác giả đưa ra quan niệm, quy trình cũng như cách thức tổ chức dạy học rèn luyện tư duy thuật Toán trong dạy học nội dung giao tuyến của hai mặt phẳng ở lớp 11 với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra.