Xây dựng kế hoạch quản lí dạy học môn Ngữ văn theo mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh ở trường trung học phổ thông

Xây dựng kế hoạch quản lí dạy học môn Ngữ văn theo mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh ở trường trung học phổ thông

Trần Thị Mỹ Lệ tranmylettc@gmail.com Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Đông Thành Phường 5, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam
Huỳnh Gia Bảo* hgbao@ctu.edu.vn Trường Đại học Cần Thơ Khu II, đường 3/2, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam
Tóm tắt: 
Hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học luôn là vấn đề được phần lớn giáo viên và các nhà quản lí giáo dục quan tâm. Mục đích là truyền lại cho thế hệ sau những kiến thức, kinh nghiệm dạy học cũng như quản lí hoạt động dạy học, đồng thời tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể nói chung và Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 hướng tới mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Mục tiêu đó ảnh hưởng và tác động đến các hoạt động dạy, kiểm tra, đánh giá của giáo viên và việc học tập của học sinh. Do đó, việc quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở trường trung học phổ thông cần những thay đổi thích ứng. Bài viết phân tích thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn, từ đó đề xuất biện pháp xây dựng kế hoạch quản lí dạy học môn Ngữ văn theo mục tiêu phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông, đáp ứng mục tiêu Chuơng trình Giáo dục phổ thông sau năm 2018.
Từ khóa: 
management
Teaching activities
Literature
qualities and competencies
students
high school.
Tham khảo: 

[1] Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Trọng Hậu - Nguyễn Quốc Chí, (2015), Quản lí giáo dục một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

[2] Quốc hội, (28/11/2014), Nghị quyết 88/2014/QH13 về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Hà Nội.

[4] OECD, (2002), Definition and Selection of Competencies, DeSeCo, Theoretical and Conceptual Foundations, Strategy Paper. DEELSA/ED/CERI/CD (2009).

[5] Franz E Weinert, (2001), Concept of competence: A conceptual clarification

[6] Đỗ Tiến Sỹ, (9/2013), Quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 96.

[7] Trần Kiểm, (6/2009), Phương pháp luận đổi mới quản lí giáo dục, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 45

[8] Hammerness, K, (2011), Classroom management in the United States: A view from New York City, Teaching Education, 22(2), 151-167.

[9] Hồ Xuân Hồng, (8/2016), Xây dựng và vận hành hệ thống quản lí ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận mô hình CIPO, Tạp chí Quản lí Giáo dục. số 8, tr.19-26

[10] Phan Văn Kha, (2007), Quản lí nhà nước về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bài viết cùng số