Bạn đang ở đây

Bài viết khoa học

Số CIT: 0 Số lượt xem: 27
Thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 4 (SDG4) trong Chương trình nghị sự Phát triển bền vững toàn cầu năm 2030: Đảm bảo một nền giáo dục hòa nhập, bình đẳng, chất lượng và cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người trong đó có trẻ khuyết tật là một mục tiêu thách thức trong bối cảnh hiện tại. Trong đó, đảm bảo chương trình và học liệu giáo dục phù hợp, đầy đủ là điều kiện quan trọng góp phần thực hiện tốt mục tiêu nói trên. Bài viết đề cập những bài học từ giáo dục đặc biệt của Hàn Quốc đến một số định hướng phát triển chương trình và học liệu giáo dục cho học sinh khuyết tật Việt Nam.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 40
Số phức được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học như khoa học kĩ thuật, điện từ, cơ học lượng tử và toán học ứng dụng, chẳng hạn như trong lí thuyết hỗn loạn. Nhà Toán học người Ý Gerolamo Cardano là người đầu tiên giới thiệu Số phức. Ông đã sử dụng Số phức để giải phương trình bậc ba vào thế kỉ XVI. Để thành công trong Toán học, cần có rất nhiều công cụ để có cơ hội tìm ra công cụ giải quyết các vấn đề bạn gặp phải. Khi lời giải hình học cổ điển trở nên quá phức tạp thì bạn nên nghĩ đến các phương pháp dùng Số phức. Số phức là công cụ mạnh trong việc khảo sát sâu sắc những vấn đề trong hình học, đặc biệt là các bài toán chứng minh. Bằng cách biểu diễn tọa độ của các điểm trong Hình học phẳng thông qua Số phức, có thể biểu diễn các điều kiện của đề bài hình học và các kết luận hình học về dạng các đẳng thức đại số. Như vậy, các bài toán chứng minh Hình học có thể đưa về việc kiểm tra một hằng đẳng thức.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 40
Bài viết phân tích vấn đề sức khỏe tâm thần của 1.317 học sinh tiểu học tại Hà Nội. Phương pháp chính sử dụng là nghiên cứu tài liệu và điều tra bằng bảng hỏi, trong đó, Thang đo Điểm mạnh và Khó khăn - SDQ phiên bản dành cho cha mẹ học sinh được nhóm nghiên cứu lựa chọn. Kết quả điều tra cho thấy, 41% học sinh tiểu học tại Hà Nội có dấu hiệu đang gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, 29% học sinh ở mức ranh giới lâm sàng. Học sinh tiểu học có dấu hiệu đang gặp các vấn đề khó khăn trong quan hệ bạn bè nhiều hơn cả với 18.3% học sinh ở mức có biểu hiện lâm sàng và 21.9% học sinh ở ranh giới/nguy cơ lâm sàng. Bài viết so sánh kết quả nghiên cứu này với các công bố khoa học trong thời gian gần đây khi sử dụng thang đo SDQ để khảo sát trên đối tượng học sinh. Các yếu tố giới tính và khối lớp cũng được phân tích để chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh tiểu học tại Việt Nam.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 158
Cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Sử dụng trò chơi có ứng dụng công nghệ thông tin để trẻ làm quen với chữ cái sẽ hấp dẫn trẻ hơn các trò chơi truyền thống. Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, trò chơi được thiết kế theo hướng này không chỉ thúc đẩy sự phát triển toàn diện, đáp ứng được nhu cầu học qua chơi của trẻ mà còn góp phần nâng cao hơn năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên mầm non. Trong bài viết này, tác giả phân tích một số vấn đề lí luận chung và khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế trò chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái ở một số cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thiết kế trò chơi cho trẻ làm quen với chữ cái là cần thiết và nên được xem là một trong những con đường bảo đảm công bằng giáo dục, góp phần thực hiện Quyền trẻ em. Tuy nhiên, thực tiễn việc ứng dụng, lựa chọn, thiết kế trò chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái vẫn còn những bất cập. Dựa trên kết quả khảo sát, nghiên cứu đã thiết kế một số trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ làm quen với chữ cái theo quy trình các bước cụ thể với các hướng dẫn chi tiết, giúp giáo viên dễ thực hiện. Qua các trò chơi cụ thể, trẻ được tương tác với nhau, với phương tiện công nghệ để làm quen với chữ cái như: ghép hình với chữ, nghe và nhận diện âm thanh của chữ cái… Điều này tạo động lực và sự tự tin, kích thích sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ, tạo nền tảng vững chắc chuẩn bị cho việc học đọc và viết ở lớp 1.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 33
Trong bối cảnh đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhiều trường đại học ở Việt Nam đã tập trung mở rộng danh mục các lĩnh vực chuyên ngành đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển và triển khai các chương trình chất lượng cao và tiếp cận các chương trình từ các trường uy tín ở các nước phát triển để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ hài lòng của hai đối tượng là sinh viên và người sử dụng lao động đối với chương trình chất lượng cao thuộc khối ngành Kinh tế. Sự hài lòng của người học và người sử dụng lao động được xem là yếu tố quan trọng để đánh giá và cải thiện chất lượng đào tạo. Mặc dù có nhiều chương trình đào tạo chất lượng cao được triển khai nhưng còn tồn tại sự không đồng đều về chất lượng và hình thức đào tạo. Do đó, việc đánh giá và nâng cao sự hài lòng là cần thiết để tạo ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho người học, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 35
Nghiên cứu này đánh giá toàn diện thực trạng quản lí chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ em tại các trường mầm non ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác nuôi dưỡng và đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Điều tra qua khảo sát, quan sát và phỏng vấn cho thấy những thách thức và cơ hội trong quản lí dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặc dù các nhà trường đã cố gắng cải thiện chất lượng bữa ăn và vệ sinh thực phẩm nhưng vẫn còn gặp một số khó khăn liên quan đến nguồn lực, cơ sở vật chất và năng lực của đội ngũ giáo viên, nhân viên cấp dưỡng. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nâng cao năng lực cho giáo viên và nhân viên cấp dưỡng cũng như cải thiện hệ thống giám sát chất lượng bữa ăn bán trú để đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 21
Hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học luôn là vấn đề được phần lớn giáo viên và các nhà quản lí giáo dục quan tâm. Mục đích là truyền lại cho thế hệ sau những kiến thức, kinh nghiệm dạy học cũng như quản lí hoạt động dạy học, đồng thời tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể nói chung và Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 hướng tới mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Mục tiêu đó ảnh hưởng và tác động đến các hoạt động dạy, kiểm tra, đánh giá của giáo viên và việc học tập của học sinh. Do đó, việc quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở trường trung học phổ thông cần những thay đổi thích ứng. Bài viết phân tích thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn, từ đó đề xuất biện pháp xây dựng kế hoạch quản lí dạy học môn Ngữ văn theo mục tiêu phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông, đáp ứng mục tiêu Chuơng trình Giáo dục phổ thông sau năm 2018.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 39
Chương trình Giáo dục phổ thông được ban hành năm 2018 và bắt đầu thực hiện ở cấp Trung học phổ thông từ năm 2020. Với định hướng mới nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đặt ra những yêu cầu tất yếu về đổi mới công tác quản lí trường trung học phổ thông để thích ứng với những thay đổi về quan điểm, định hướng, mục tiêu, nội dung, phương pháp… và góp phần cho thành công của công cuộc đổi mới giáo dục toàn diện. Bài viết sử dụng mô hình CIPO (gồm các nhóm yếu tố Bối cảnh (Context) - Đầu vào (Input) - Quá trình (Process) - Đầu ra (Output)) để đánh giá, phân tích và đưa ra một số vấn đề về công tác quản lí trường trung học phổ thông theo kết quả nghiên cứu thực tế tại một số trường trung học phổ thông của đề tài “Nghiên cứu giải pháp quản lí trường trung học phổ thông trong quá trình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018”. Từ kết quả nghiên cứu lí luận về Chương trình giáo dục và thực tiễn công tác quản lí trường trung học phổ thông sau ba năm thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp Trung học phổ thông, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để quản lí trường trung học phổ thông theo mô hình CIPO trong quá trình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 37
ChatGPT được xem là một công cụ hữu ích mang lại nhiều ý tưởng trong việc xây dựng các dự án thực tế có tính khả thi cao. ChatGPT còn giúp người học tìm hiểu, lấy dữ liệu cần thiết và phác thảo phương án hoàn thành sản phẩm của dự án theo phương pháp dạy học theo dự án. Kết quả đạt được khá tích cực và đáp ứng được nhu cầu tăng trải nghiệm học tập cho người học. Bài viết bàn về phương pháp dạy học theo dự án sử dụng ChatGPT như công cụ trong việc tìm ý tưởng dự án, tổng hợp dữ liệu, phác thảo hướng giải quyết vấn đề cho người học. Kết quả triển khai từ một lớp học môn Xác suất Thống kê cho thấy người học hứng thú với cách học mới, hoàn thành các dự án với kiến thức đạt chuẩn đầu ra của môn học.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 45
Giáo dục STEM trở thành xu hướng dạy học được quan tâm hiện nay bởi loại hình giáo dục này chú trọng dạy học các môn học STEM theo phương pháp tích hợp, liên môn, gắn liền với thực tiễn, hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Một trong những yếu tố thúc đẩy giáo dục STEM là công nghệ thông tin. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ ra ba hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục STEM, đó là: Công nghệ thông tin cung cấp môi trường truy vấn dựa trên web; Sử dụng công nghệ thông tin để tổ chức dạy học nhập vai và tương tác; Sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ tạo nội dung học tập. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu và phân tích các công bố khoa học để xác định các ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục STEM. Nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục STEM làm tăng hiệu quả học tập, mức độ chủ động của học sinh và chất lượng kiến thức trong các môn học, đồng thời góp phần hình thành các năng lực của học sinh.