Quyết định lựa chọn trường đại học của học viên sau đại học tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: So sánh giữa nhóm ngành Khoa học xã hội và Khoa học kĩ thuật

Quyết định lựa chọn trường đại học của học viên sau đại học tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: So sánh giữa nhóm ngành Khoa học xã hội và Khoa học kĩ thuật

Dương Minh Quang duongminhquang@hcmussh.edu.vn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Quyết định lựa chọn trường đại học của học viên sau đại học có ý nghĩa quan trọng cho các cơ sở giáo dục đại học và bản thân người học. Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát 187 học viên đang theo học với các ngành Khoa học xã hội và 214 học viên ngành Khoa học kĩ thuật tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu về sự đánh giá của học viên về các lí do, các kênh thông tin và các yếu tố đại diện cho quyết định lựa chọn trường đại học của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các học viên của 02 nhóm ngành có sự khác biệt. Điều đó có ý nghĩa thống kê trong đánh giá các lí do, các kênh thông tin và các yếu tố đại diện cho quyết định lựa chọn trường đại học. Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn để các nhà quản lí đề xuất các chiến lược tuyển sinh.
Từ khóa: 
Quyết định lựa chọn trường đại học
học viên sau đại học
giáo dục đại học
Khoa học xã hội
Khoa học kĩ thuật.
Tham khảo: 

[1] Dao, K. V, (2015), Key challenges in the reform of governance, quality assurance, and finance in Vietnamese higher education - a case study, Studies in Higher Education, 40(5), 745-760.

[2] Pham, H. H., & Vu, H.M, (2019), Financing Vietnamese higher education: From a wholly government-subsidized to a cost-sharing mechanism. In Nguyen, N.-T. and Tran, L.-T. (Eds), Reforming Vietnamese Higher Education, pp. 75-9, Education in the Asia-Pacific Region: Issues, Concerns and Prospects, Springer, Singapore.

[3] Walsh, C., Moorhouse, J., Dunnett, A., & Barry, C, (2015), University choice: Which attributes matter when you are paying the full price? International Journal of Consumer Studies, 39(6), 670–681.

[4] Adefulu, A., Farinloye, T., Mogaji, E, (2020), Factors Influencing Postgraduate Students’ University Choice in Nigeria. In: Mogaji, E., Maringe, F., Ebo Hinson, R. (eds) Higher Education Marketing in Africa, pp.187- 225, Palgrave Macmillan, Cham.

[5] Maniu, I., & Maniu, G. C, (2014), Educational marketing: Factors influencing the selection of a university, SEA: Practical Application of Science, 5, p.37-42

[6] Reay, D., M. E. David, and S. Ball, (2005), Degrees of Choice: Social Class, Race and Gender in Higher Education, Stoke-on-Trent: Trentham.

[7] Shaw, A, (2013), Family Fortunes: Female Students’ Perceptions and Expectations of Higher Education and an Examination of How They, and Their Parents, See the Benefits of University, Educational Studies 39 (2), p.195–207.

[8] Dawes, P. L., & Brown, J, (2005), The composition of consideration and choice sets in undergraduate university choice: An exploratory study, Journal of Marketing For Higher Education, 14(2), 37-59

[9] Broekemier, G. M., & Seshadri, S, (2000), Differences in college choice criteria between deciding students and their parents, Journal of Marketing For Higher Education, 9(3), p.1-13.

[10] Mertz, N., Eckman, E., & Strayhorn, T, (2012), Entering student affairs: A comparative study of graduate school choice, College Student Affairs Journal, 30(2), p.1-14

[11] Chen, L, (2007), Choosing Canadian graduate schools from afar: East-Asian students’ perspectives, Higher Education, 54(5), p.759-780.

[12] Aydin, T. O, (2015), University choice process: A literature review on models and factors affecting the process, Journal of Higher Education, 5(2), p.1-9.

Bài viết cùng số