Bạn đang ở đây

Bài viết khoa học

Số CIT: 0 Số lượt xem: 423
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nhu cầu về việc đào tạo giáo viên tiểu học phải cung cấp không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ và những kĩ năng liên quan đến nghề nghiệp sau này. Mô hình lớp học đảo ngược (FCM) là một phương pháp giảng dạy trong đó vai trò của giảng viên và sinh viên được đảo ngược so với truyền thống. Mô hình FCM này là một giải pháp đáng xem xét trong việc đáp ứng nhu cầu đào tạo. Bằng việc đưa ra những lợi ích, khó khăn và thách thức của mô hình đến thực trạng việc sử dụng mô hình FCM trong đào tạo giáo viên tiểu học ở một số trường đại học sư phạm. Bài viết đề xuất một số giải pháp sử dụng mô hình FCM vào đào tạo giáo viên tiểu học nhằm giúp cho giảng viên đổi mới phương pháp dạy học so với việc dạy học truyền thống. Bài viết cũng khẳng định rằng, các lợi ích và tiềm năng của mô hình FCM trong đào tạo giáo viên tiểu học nên được xem xét và đưa vào sử dụng.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 404
Quản trị nguồn nhân lực nói chung và quản trị nguồn nhân lực ở trường đại học nói riêng đã có nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước quan tâm với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trên cơ sở tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề quản trị nguồn nhân lực, phân tích các tiếp cận khác nhau, bài viết lựa chọn một cách tiếp cận cho quản trị nguồn nhân lực ở trường đại học công lập. Từ việc khái quát nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực nói chung và quản trị nguồn nhân lực trong môi trường tự chủ ở các trường đại học nói riêng, bài viết gợi mở một số vấn đề cần tiếp tục giải quyết khi nghiên cứu về quản trị nguồn nhân lực trong môi trường tự chủ đại học.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 936
Từ nhiều năm nay, bạo lực học đường vẫn là một trong những vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động học tập, sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh trong môi trường học đường, mặc dù đây được coi là môi trường giáo dục chuẩn mực nhất. Bài viết tổng hợp một số mô hình phòng chống bạo lực học đường ở Việt Nam và trên thế giới, trong đó có điểm lại thực trạng bạo lực học đường hiện nay. Từ đó đưa ra bức tranh toàn cảnh về thực trạng bạo lực học đường và những mô hình phòng chống bạo lực học đường phổ biến ở một số quốc gia và ở Việt Nam gần đây. Qua đó, bài viết rút ra kết luận về đặc điểm chung của các mô hình hiện nay để làm cơ sở định hướng phát triển, xây dựng các mô hình hiệu quả, phù hợp với bối cảnh mới.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 451
Hiện nay, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã được thực hiện với mục đích nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Ngoài ra, Chương trình 2018 cũng yêu cầu việc đổi mới các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất. Đặc biệt, phát triển kĩ năng đọc vô cùng quan trọng và cấp thiết hiện nay để phát triển năng lực cảm thụ văn học. Với học sinh trung học phổ thông, chiến thuật hay kĩ năng đọc văn bản chưa đa dạng và khó tiếp cận, khó hiểu sâu về văn bản. Kĩ thuật đọc hiểu SQ3R là một chiến thuật đọc nổi tiếng giúp học sinh một số thao tác cụ thể và hữu ích cho từng giai đoạn đọc. Chính vì vậy, bài nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích kĩ thuật và vận dụng vào dạy học đọc hiểu văn bản nhằm phát triển đa dạng kĩ năng mà Chương trình 2018 yêu cầu. Kĩ thuật SQ3R là gì? Tiến hành như thế nào? Trong bài khoa học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chi tiết để giải quyết hai vấn đề trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các giờ đọc hiểu có sử dụng kĩ thuật SQ3R đều được học sinh đánh giá cao vì giúp các em cải thiện kĩ năng đọc và đọc sâu văn bản. Ngoài ra, khi sử dụng kĩ thuật, các em thấy được việc đọc văn bản là một thao tác vô cùng quan trọng trong quá trình trải nghiệm cùng văn bản.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 425
Bài viết phân tích nhận định của 316 đối tượng khảo sát đến từ các trường đại học, học viện và viện nghiên cứu trên 24 tỉnh/thành phố thông qua phiếu trưng cầu ý kiến được thiết kế dưới dạng google form về việc đưa ra các nhận định về mức độ ảnh hưởng của 16 yếu tố đến sự phát triển của khoa học giáo dục Việt Nam giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Kết quả phân tích cho thấy, mẫu khảo sát đa dạng, mang tính đại diện cho các quan điểm đến từ các cơ quan, vị trí công tác khác nhau trong lĩnh vực giáo dục trên khắp cả nước. Thông qua khảo sát cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng cao nhất đến sự phát triển của khoa học giáo dục Việt Nam là: 1/ Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Việt Nam; 2/ Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; 3/ Cách mạng công nghiệp 4.0; 4/ Xu thế phát triển giáo dục đào tạo trên thế giới; 5/ Nguồn nhân lực phục vụ nghiên cứu khoa học giáo dục. Các yếu tố ảnh hưởng thấp nhất đến sự phát triển của khoa học giáo dục Việt Nam là: 1/ Quan hệ, hợp tác nghiên cứu với các cá nhân, tổ chức quốc tế; 2/ Trào lưu các nghề trong xã hội; 3/ Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 385
Quốc tế hóa và khu vực hóa là xu thế phát triển của giáo dục đại học trên thế giới hiện nay. Việt Nam và Trung Quốc có vị trí địa lí gần gũi, quan hệ thương mại khăng khít, văn hóa - giáo dục tương đồng. Những yếu tố này là lợi thế để hai quốc gia tiến hành hợp tác quốc tế về giáo dục đại học, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc thực thi “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI). Để thúc đẩy hợp tác toàn diện về giáo dục đại học trong bối cảnh mới, hai quốc gia cần nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách hợp tác trên cơ sở đánh giá thực trạng hợp tác trước đây. Bài viết mô tả chính sách giáo dục của Trung Quốc trong khuôn khổ BRI, thực trạng hợp tác giáo dục đại học Việt - Trung trước khi Việt Nam tham gia vào BRI, từ đó đề xuất một số kiến nghị về hợp tác giáo dục đại học của hai quốc gia trong tương lai.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 413
Ngày 04 tháng 11 năm 2013, tại Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng đã ban hành Nghị quyết 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo”. Sau 10 năm triển khai Nghị quyết 29/NQ-TW của Đảng, giáo dục Việt Nam đã có những đổi thay to lớn trên nhiều phương diện. Trong đó, lĩnh vực kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục đã có những bước đột phá mang tính cách mạng, góp phần không nhỏ vào thành công chung của công cuộc đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay. Bài viết này là một phần trong kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học “Khảo sát và nghiên cứu về đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông”. Nội dung bài viết tập trung vào các vấn đề chính sau: 1) Xem xét những thay đổi về chính sách kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông từ sau Nghị quyết 29/NQ-TW; 2) Đánh giá ưu điểm và tồn tại của những chính sách về kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông 10 năm qua.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 577
Tư duy phản biện có lịch sử phát triển từ rất lâu đời. Đây luôn đươc nhìn nhận là một trong những những kĩ năng tư duy quan trọng nhất mà các nhà tuyển dụng đòi hỏi các ứng viên. Do vậy, tư duy phản biện là kĩ năng được yêu cầu sinh viên tốt nghiệp đáp ứng trong hầu hết các chương trình đào tạo bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Kĩ năng này được đề cập trong các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cũng như trong các chuẩn đầu ra của các học phần liên quan. Người sở hữu tư duy phản biện tốt là cá nhân có năng lực phân tích và đánh giá thông tin; khả năng lập luận, đồng thời đưa ra quyết định đúng đắn trên nền tảng suy luận logic. Trong nền kinh tế tri thức ngày nay, tư duy phản biện được đánh giá là chìa khoá thành công. Vì vậy, việc đưa tư duy phản biện vào nội dung chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy là điều cần thiết đối với các cơ sở đào tạo bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 351
Bài viết trình bày tổng quan kết quả nghiên cứu về phát triển năng lực quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ trên thế giới và Việt Nam, từ đó đề xuất định hướng nghiên cứu và ứng dụng trong đào tạo giáo viên mầm non ở Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để phân tích, tổng hợp, khái quát các tài liệu dưới dạng sách, báo khoa học từ các cơ sở dữ liệu thông dụng. Hai hướng nghiên cứu về phát triển năng lực quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ được xác định gồm: 1) Năng lực quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ; 2) Phát triển năng lực quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non. Nghiên cứu cũng xác định khoảng trống và đưa ra khuyến nghị về các định hướng nghiên cứu tiềm năng về chủ đề này trong các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 336
Chuyển đổi số là quá trình tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Chuyển đổi số diễn ra ở tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học - nơi cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao không thể đứng ngoài hay chậm trễ. Trong bài viết, tác giả khái lược những vấn đề cơ bản nhất của chuyển đổi số trong giáo dục, đi từ những khái niệm cơ bản nhất đến những vấn đề đã và đang được quan tâm nghiên cứu.