Bạn đang ở đây

Bài viết khoa học

Số CIT: 0 Số lượt xem: 257
Ngày nay, việc vận dụng công nghệ thông tin hiện đang là một trong những xu hướng chủ đạo trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta. Việc thành thạo các tư duy máy tính nói chung và tư duy thuật Toán nói riêng trong dạy học hiện đang là một việc cấp thiết và cần thiết. Đối với dạy học Toán, rèn luyện tư duy thuật Toán đối với học sinh thể hiện được hai mục tiêu. Mục tiêu thứ nhất là rèn luyện được tư duy và lập luận Toán học. Mục tiêu thứ hai là rèn luyện tư duy phân tích bài toán theo hướng tin học. Ở lớp 11, nội dung giao tuyến cùa hai mặt phẳng là nội dung tương đối khó. Học sinh phải có trí tưởng tượng không gian để tìm được hai điểm chung của hai mặt phẳng. Từ đó mới rút ra được cách dựng giao tuyến của hai mặt phẳng. Tuy nhiên, việc tưởng tượng không gian sẽ trở nên đơn giản và dễ hiểu nhờ sử dụng phần mềm GeoGebra. Phần mềm GeoGebra có nhiều tính năng dựng hình không gian cho phép di chuyển hình đến các vị trí khác nhau, tìm giao tuyến của hai mặt phẳng một cách dễ dàng. Học sinh sử dụng phần mềm GeoGebra có thể dự đoán kết quả, kiểm chứng, tạo vết… Nhờ sự kết hợp với việc dạy học rèn luyện tư duy thuật Toán mà học sinh hứng thú với nội dung được học, dễ nhớ, dễ áp dụng hơn. Trong bài viết, nhóm tác giả đưa ra quan niệm, quy trình cũng như cách thức tổ chức dạy học rèn luyện tư duy thuật Toán trong dạy học nội dung giao tuyến của hai mặt phẳng ở lớp 11 với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 343
Tích hợp giáo dục giới tính vào hệ thống giáo dục để đảm bảo sự tiến bộ trong việc giáo dục, hạn chế sự bất bình đẳng và giải quyết các vấn đề liên quan đến giới tính cho học sinh. Để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học, bài viết đã đề xuất quy trình và ví dụ minh họa tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học chủ đề “Con người và sức khỏe” môn Khoa học. Đồng thời, quá trình dạy học giáo dục giới tính có đề cập đến việc sử dụng các poster, tranh ảnh... làm phương tiện dạy học nhằm tăng cường hứng thú học tập, giúp học sinh tiểu học hiểu được vấn đề nhạy cảm, khó diễn đạt một cách khoa học, dễ hiểu và góp phần nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục giới tính trong môn Khoa học.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 253
Tăng trưởng xanh được xác định là chiến lược quốc gia quan trọng của Việt Nam, cần một thế hệ nhân lực có trình độ, đáp ứng yêu cầu xanh hoá nền kinh tế. Trong nguồn cung nhân lực đó, giáo dục đại học đóng vai trò thiết yếu nhằm đào tạo nguồn lao động với các kĩ năng xanh và sự hiểu biết đầy đủ về mối liên kết giữa bảo vệ môi trường, sinh thái trong các ngành nghề được đào tạo và sự phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về tình hình đào tạo kĩ năng xanh ở bậc Đại học. Thông qua tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu định tính, bài viết trình bày thực trạng đào tạo kĩ năng xanh trong giáo dục đại học ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu hướng tới trả lời ba câu hỏi chính: 1) Giảng viên các trường đại học đã hiểu như thế nào về khái niệm kĩ năng xanh? 2) Họ đã thực hiện đào tạo kĩ năng xanh như thế nào? 3) Các đề xuất để thúc đẩy đào tạo kĩ năng xanh ở các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam là gì?
Số CIT: 0 Số lượt xem: 228
Mỗi quốc gia có một cách hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy theo một cách khác nhau. Bài viết giới thiệu hướng dẫn của bang New South Wales (Australia) về việc xây dựng kế hoạch bài dạy. Trong đó, tập trung vào năm vấn đề: Quy trình thiết kế bài dạy, Xác định mục tiêu học tập của học sinh, Thiết kế hoạt động đánh giá, Chia bố cục bài học, Quyết định nội dung cho mỗi phần trong kế hoạch bài dạy. Đây là một tài liệu tham khảo hữu ích giúp giáo viên của Việt Nam hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc xây dựng một kế hoạch bài dạy phù hợp với mục tiêu học tập của học sinh, đồng thời nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 335
Các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên ra đời và bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào cuối những năm 1950. Từ đó đến nay, số lượng các chương trình hỗ trợ tài chính không ngừng tăng lên, còn chất lượng các chương trình hỗ trợ tài chính cũng không ngừng được nâng cao. Tại Việt Nam, các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên do Nhà nước quản lí hoặc cấp ngân sách (Chương trình hỗ trợ tài chính công lập) đã và đang thể hiện ngày càng rõ vai trò quan trọng trong việc mở rộng phạm vi và đảm bảo công bằng trong tiếp cận của giáo dục đại học. Trong bối cảnh giáo dục đại học ở Việt Nam đã và đang thực hiện tự chủ mạnh mẽ, bao gồm tự chủ tài chính, việc nghiên cứu về các giải pháp hỗ trợ tài chính cho sinh viên lại càng trở nên thiết thực và phù hợp. Nghiên cứu này tập trung làm rõ nội hàm “Chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên” và “Quản lí các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên” thông qua tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm trả lời cho câu hỏi: Bản chất của chương trình hỗ trợ tài chính (công lập) cho sinh viên là gì? Quản lí các chương trình hỗ trợ tài chính (công lập) cho sinh viên gồm cụ thể các hoạt động quản lí với các đối tượng quản lí là gì? Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xây dựng khung lí luận về Quản lí các chương trình hỗ trợ tài chính (công lập) cho sinh viên tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 423
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nhu cầu về việc đào tạo giáo viên tiểu học phải cung cấp không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ và những kĩ năng liên quan đến nghề nghiệp sau này. Mô hình lớp học đảo ngược (FCM) là một phương pháp giảng dạy trong đó vai trò của giảng viên và sinh viên được đảo ngược so với truyền thống. Mô hình FCM này là một giải pháp đáng xem xét trong việc đáp ứng nhu cầu đào tạo. Bằng việc đưa ra những lợi ích, khó khăn và thách thức của mô hình đến thực trạng việc sử dụng mô hình FCM trong đào tạo giáo viên tiểu học ở một số trường đại học sư phạm. Bài viết đề xuất một số giải pháp sử dụng mô hình FCM vào đào tạo giáo viên tiểu học nhằm giúp cho giảng viên đổi mới phương pháp dạy học so với việc dạy học truyền thống. Bài viết cũng khẳng định rằng, các lợi ích và tiềm năng của mô hình FCM trong đào tạo giáo viên tiểu học nên được xem xét và đưa vào sử dụng.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 404
Quản trị nguồn nhân lực nói chung và quản trị nguồn nhân lực ở trường đại học nói riêng đã có nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước quan tâm với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trên cơ sở tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề quản trị nguồn nhân lực, phân tích các tiếp cận khác nhau, bài viết lựa chọn một cách tiếp cận cho quản trị nguồn nhân lực ở trường đại học công lập. Từ việc khái quát nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực nói chung và quản trị nguồn nhân lực trong môi trường tự chủ ở các trường đại học nói riêng, bài viết gợi mở một số vấn đề cần tiếp tục giải quyết khi nghiên cứu về quản trị nguồn nhân lực trong môi trường tự chủ đại học.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 936
Từ nhiều năm nay, bạo lực học đường vẫn là một trong những vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động học tập, sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh trong môi trường học đường, mặc dù đây được coi là môi trường giáo dục chuẩn mực nhất. Bài viết tổng hợp một số mô hình phòng chống bạo lực học đường ở Việt Nam và trên thế giới, trong đó có điểm lại thực trạng bạo lực học đường hiện nay. Từ đó đưa ra bức tranh toàn cảnh về thực trạng bạo lực học đường và những mô hình phòng chống bạo lực học đường phổ biến ở một số quốc gia và ở Việt Nam gần đây. Qua đó, bài viết rút ra kết luận về đặc điểm chung của các mô hình hiện nay để làm cơ sở định hướng phát triển, xây dựng các mô hình hiệu quả, phù hợp với bối cảnh mới.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 451
Hiện nay, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã được thực hiện với mục đích nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Ngoài ra, Chương trình 2018 cũng yêu cầu việc đổi mới các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất. Đặc biệt, phát triển kĩ năng đọc vô cùng quan trọng và cấp thiết hiện nay để phát triển năng lực cảm thụ văn học. Với học sinh trung học phổ thông, chiến thuật hay kĩ năng đọc văn bản chưa đa dạng và khó tiếp cận, khó hiểu sâu về văn bản. Kĩ thuật đọc hiểu SQ3R là một chiến thuật đọc nổi tiếng giúp học sinh một số thao tác cụ thể và hữu ích cho từng giai đoạn đọc. Chính vì vậy, bài nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích kĩ thuật và vận dụng vào dạy học đọc hiểu văn bản nhằm phát triển đa dạng kĩ năng mà Chương trình 2018 yêu cầu. Kĩ thuật SQ3R là gì? Tiến hành như thế nào? Trong bài khoa học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chi tiết để giải quyết hai vấn đề trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các giờ đọc hiểu có sử dụng kĩ thuật SQ3R đều được học sinh đánh giá cao vì giúp các em cải thiện kĩ năng đọc và đọc sâu văn bản. Ngoài ra, khi sử dụng kĩ thuật, các em thấy được việc đọc văn bản là một thao tác vô cùng quan trọng trong quá trình trải nghiệm cùng văn bản.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 425
Bài viết phân tích nhận định của 316 đối tượng khảo sát đến từ các trường đại học, học viện và viện nghiên cứu trên 24 tỉnh/thành phố thông qua phiếu trưng cầu ý kiến được thiết kế dưới dạng google form về việc đưa ra các nhận định về mức độ ảnh hưởng của 16 yếu tố đến sự phát triển của khoa học giáo dục Việt Nam giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Kết quả phân tích cho thấy, mẫu khảo sát đa dạng, mang tính đại diện cho các quan điểm đến từ các cơ quan, vị trí công tác khác nhau trong lĩnh vực giáo dục trên khắp cả nước. Thông qua khảo sát cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng cao nhất đến sự phát triển của khoa học giáo dục Việt Nam là: 1/ Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Việt Nam; 2/ Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; 3/ Cách mạng công nghiệp 4.0; 4/ Xu thế phát triển giáo dục đào tạo trên thế giới; 5/ Nguồn nhân lực phục vụ nghiên cứu khoa học giáo dục. Các yếu tố ảnh hưởng thấp nhất đến sự phát triển của khoa học giáo dục Việt Nam là: 1/ Quan hệ, hợp tác nghiên cứu với các cá nhân, tổ chức quốc tế; 2/ Trào lưu các nghề trong xã hội; 3/ Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục.