Rèn luyện tư duy thuật Toán trong dạy học nội dung giao tuyến của hai mặt phẳng ở lớp 11 với sự hỗ trợ của phần mềm Geogebra

Rèn luyện tư duy thuật Toán trong dạy học nội dung giao tuyến của hai mặt phẳng ở lớp 11 với sự hỗ trợ của phần mềm Geogebra

Nguyễn Ngọc Giang giangnn@hub.edu.vn Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Ái Quốc naquoc@sgu.edu.vn Trường Đại học Sài Gòn 273 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phạm Huyền Trang* phamhuyentrang@hpu2.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 32 Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam
Trần Châu Thanh Ngọc tranchauthanhngoc@gmail.com Trường Tiểu học - Trung học cơ sở - Trung học phổ thông IGC Chánh Môn A, Khu phố 1, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Ngày nay, việc vận dụng công nghệ thông tin hiện đang là một trong những xu hướng chủ đạo trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta. Việc thành thạo các tư duy máy tính nói chung và tư duy thuật Toán nói riêng trong dạy học hiện đang là một việc cấp thiết và cần thiết. Đối với dạy học Toán, rèn luyện tư duy thuật Toán đối với học sinh thể hiện được hai mục tiêu. Mục tiêu thứ nhất là rèn luyện được tư duy và lập luận Toán học. Mục tiêu thứ hai là rèn luyện tư duy phân tích bài toán theo hướng tin học. Ở lớp 11, nội dung giao tuyến cùa hai mặt phẳng là nội dung tương đối khó. Học sinh phải có trí tưởng tượng không gian để tìm được hai điểm chung của hai mặt phẳng. Từ đó mới rút ra được cách dựng giao tuyến của hai mặt phẳng. Tuy nhiên, việc tưởng tượng không gian sẽ trở nên đơn giản và dễ hiểu nhờ sử dụng phần mềm GeoGebra. Phần mềm GeoGebra có nhiều tính năng dựng hình không gian cho phép di chuyển hình đến các vị trí khác nhau, tìm giao tuyến của hai mặt phẳng một cách dễ dàng. Học sinh sử dụng phần mềm GeoGebra có thể dự đoán kết quả, kiểm chứng, tạo vết… Nhờ sự kết hợp với việc dạy học rèn luyện tư duy thuật Toán mà học sinh hứng thú với nội dung được học, dễ nhớ, dễ áp dụng hơn. Trong bài viết, nhóm tác giả đưa ra quan niệm, quy trình cũng như cách thức tổ chức dạy học rèn luyện tư duy thuật Toán trong dạy học nội dung giao tuyến của hai mặt phẳng ở lớp 11 với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra.
Từ khóa: 
Tư duy
thuật Toán
giao tuyến
mặt phẳng
GeoGebra
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán.

[3] Akpan, E. T., Charles-Ogan, G. I., Onyeka, E. C., & James, D. D, (2022), Application of GeoGebra in Model Based Learning and Students’ Academic Performance in Solid Geometry, International Journal of Science and Research (IJSR), 11(12), 1054–1059, https://doi. org/10.21275/sr221110054710

[4] Azizah, A. N., Kusmayadi, T. A., & Fitriana, L, (2021), The Effectiveness of Software GeoGebra to Improve Visual Representation Ability, IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, 1808(1), https://doi. org/10.1088/1742-6596/1808/1/012059.

[5] Byrka, M. F., Sushchenko, A. V, Svatiev, A. V, Mazin, V. M., & Veritov, O. I, (2021), A New Dimension of Learning in Higher Education: Algorithmic Thinking, Propósitos y Representaciones, 9(2), 990.

[6] Gerald, (November 2006), Algorithmic thinking: The key for understanding computer science, Lecture Notes in Computer Science (Including Subseries Lecture Notes in Artificial Intelligence and Lecture Notes in Bioinformatics), 4226 LNCS, 159–168, https://doi. org/10.1007/11915355_15

[7] Kadijevich, D. M, (2023), Computational/algorithmic thinking in school mathematics, European Congress of Mathematics, 749–769, https://doi. org/10.4171/8ecm/40

[8] Lehmann, T. H, (2023), How current perspectives on algorithmic thinking can be applied to students’ engagement in algorithmatizing tasks, Mathematics Education Research Journal (Issue 0123456789), Springer Netherlands, https://doi.org/10.1007/s13394- 023-00462-0

[9] Lockwood, E., Asay, A., DeJarnette, A. F., & Thomas, M, (2016), Algorithmic thinking: An initial characterization of computational thinking in mathematics, 38th Annual Meeting of the North American Chapter of the International Group for the Psychology of Mathematics Education, 1588–1595.

[10] Pamungkas, M. D., & Nugroho, H, (2020), Implementation of Space Geometry Learning Using Geogebra To Improve Problem Solving Skills, MaPan, 8(2), 224–235, https://doi.org/10.24252/ mapan.2020v8n2a4.

[11] Uwurukundo, M. S., Maniraho, J. F., & Tusiime, M, (2022), Enhancing Students’ Attitudes in Learning 3-Dimension Geometry using GeoGebra, International Journal of Learning, Teaching and Educational Research, 21(6), 286–303, https://doi.org/10.26803/ ijlter.21.6.17

[12] Nguyen Van Doc, Nguyen Minh Giam, Nguyen Thi Hoai Nam, Ngo Tu Thanh, & Nguyen Thi Huong Giang, (2023), Applying Algorithmic Thinking to Teaching Graphs of Functions For Students Through Geogebra, Journal of Education for Sustainable Innovation, 1(2), 85–94

[13] Bùi Minh Đức, (3/2017), Sử dụng phần mềm GeoGebra hỗ trợ dạy học giải bài toán hình học không gian bằng thủ pháp “trải hình”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tr.122–125.

[14] Bùi Minh Đức, (2017), Sử dụng phần mềm Geogebra kiểm nghiệm các dự đoán và hỗ trợ khám phá lời giải trong dạy học giải Toán hình học không gian ở trường trung học phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục, tr. 83–86

[15] Nguyễn Ngọc Giang - Phạm Huyền Trang - Nguyễn Huỳnh Nam, (2023), Bồi dưỡng năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra trong dạy học tính góc giữa hai đường thẳng trong không gian, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, tập 19, số 03, tr.28–33, https://doi.org/10.15625/2615- 8957/12310305.

[16] Vương Dương Minh, (1996), Phát triển tư duy thuật Toán cho học sinh trong khi dạy học các hệ thống số ở trường phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Khoa Sư phạm Tâm lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[17] Bùi Văn Nghị, (1996), Vận dụng tư duy thuật Toán vào việc xác định hình để giải các bài toán hình học không gian ở trường phổ thông trung học. Luận án Phó Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.

[18] Bùi Văn Nghị - Vương Dương Minh - Nguyễn Anh Tuấn, (2005), Tài liệu bối dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì III (2004 - 2007) Toán học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[19] Hoàng Văn Tài - Lê Thị Thanh Hằng, (8/2018), Phát triển tư duy thuật Toán cho sinh viên các trường Đại học khối Kĩ thuật trong dạy học giải bài tập hình học họa hình, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tr.199-203.

[20] Nguyễn Bá Kim, (2009), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[21] Knuth, (1997), The Art of Computer Programming Volume 1 Fundamental Algorithms, 3rd Edition, Addison-Wesley Professional

[22] Hoàng Phê và cộng sự, (1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội.

[23] Hornby., A. S, (2005), Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Oxford University Press

[24] Nguyễn Chí Trung, (2014), Phát triển tư duy thuật Toán cho học sinh thông qua dạy học thuật Toán ở trường trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bài viết cùng số