Đổi mới hình thức bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông theo định hướng tự học, tự bồi dưỡng qua mạng

Đổi mới hình thức bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông theo định hướng tự học, tự bồi dưỡng qua mạng

Nguyễn Quốc Trị trinq@hnue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Phát triển nghề nghiệp là yêu cầu tất yếu và bắt buộc đối với hầu hết các ngành nghề trong xã hội, đặc biệt là với lĩnh vực giáo dục. Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông trong thời gian qua đã có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao năng lực nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng cho thấy sử dụng hình thức nào trong bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông sẽ tùy thuộc vào các điều kiện như: Cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, kĩ năng tự học của giáo viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông, nền tảng công nghệ thông tin, nguồn lực hỗ trợ học tập tại nhà trường phổ thông và địa phương… Bài viết phân tích mô hình bồi dưỡng kết hợp (blended course) có nhiều ưu điểm so với bồi dưỡng trực tiếp và bồi dưỡng trực tuyến thuần túy. Mô hình bồi dưỡng kết hợp là hình thức bồi dưỡng có sự đan xen giữa giai đoạn người được bồi dưỡng (là giáo viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông) tự học qua mạng với giai đoạn người được bồi dưỡng được tương tác trực tiếp, đa chiều với báo cáo viên (giảng viên, chuyên gia...) và người cùng được bồi dưỡng.
Từ khóa: 
Regular training
school teachers and educational administrators
general education
online training courses
internet self-education.
Tham khảo: 

[1] Đinh Quang Báo, (2016), Đổi mới Chương trình, Sách giáo khoa giáo dục phổ thông - Những vấn đề đặt ra và giải pháp, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Đồng Nai

[2] OECD, (2005), Education at a glance: OECD indicators 2005, Paris: OECD Publishing.

[3] European Commission/EACEA/Eurydice, (2015), The Teaching Profession in Europe: Practices, Perceptions, and Policies. Eurydice Report. Luxembourg: Publications Office of the European Union

[4] Ban Chấp hành Trung ương, (2004), Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.

[5] Nguyễn Thị Kim Dung, (2017), Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giá viên theo hình thức học tập tại chỗ thông qua mạng internet, Kỉ yếu Hội thảo khoa học: Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo - Đại học Huế, ngày 18 tháng 3 năm 2017, tr. 78-86.

[6] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, (2017), Nhiệm vụ HD11 trong khuôn khổ Chương trình ETEP, Hà Nội.

[7] Nguyễn Văn Hiền, Nguyễn Duy Hải, (2017), Quy trình tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo hình thức qua mạng: những vấn đề lí luận và thực tiễn, Hội thảo Quốc gia về Bồi dưỡng giáo viên qua mạng, ETEP, Đà Nẵng.

[8] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, (2017), Nhiệm vụ HD6 trong khuôn khổ Chương trình ETEP, Hà Nội.

Bài viết cùng số