Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo sinh viên Sư phạm Sinh học tại Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo sinh viên Sư phạm Sinh học tại Việt Nam

Nguyễn Thị Việt Nga nguyenthivietnga@hpu2.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 32 Nguyễn Văn Linh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam
An Biên Thùy* anbienthuy@hpu2.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 32 Nguyễn Văn Linh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam
Tóm tắt: 
Nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên các trường sư phạm là một trong những yêu cầu cấp thiết trong đổi mới giáo dục hiện nay. Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra nhiều chính sách để đổi mới đồng bộ từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông cho đến giáo dục đại học. Hiện nay, chất lượng đầu vào của các ngành Sư phạm, trong đó có ngành Sư phạm Sinh học đang là thách thức đối với ngành Giáo dục. Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, nghiên cứu đã sử dụng phiếu khảo sát gồm 29 câu hỏi theo thang Likert 5 điểm. Khảo sát được thực hiện với sinh viên năm thứ 4 (sắp tốt nghiệp) ngành Sư phạm Sinh học của một số trường đại học sư phạm tại Việt Nam. Số mẫu khảo sát được đưa vào phân tích dữ liệu là 85 sinh viên. Kết quả qua phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy, có 05 nhân tố được phát hiện ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ngành Cử nhân Sư phạm Sinh học bao gồm: Quản lí, đánh giá người học theo theo mục tiêu chương trình; Đánh giá trong chương trình đào tạo; Cơ sở vật chất; Hình thức tổ chức dạy học; Giảng viên. Kết quả này giúp cho các nhà quản lí giáo dục, giảng viên bước đầu xác định hướng phát triển chất lượng đào tạo sinh viên ngành Sư phạm Sinh học.
Từ khóa: 
Đào tạo
các yếu tố ảnh hưởng
sinh viên Sư phạm Sinh học
chất lượng đào tạo
năng lực
Tham khảo: 

[1] https://baophutho.vn/nang-cao-chat-luong-dao-taonganh-su-pham-154403.htm

[2] Tavdgiridze, L., Didmanidze, I., Sherozia, N., Khasaia, I., Kotomenkova, O., & Vinogradova, A. (2020, November), The quality of training future teachers in the context of digitalization of education, In Proceedings of the International Scientific Conference-Digital Transformation on Manufacturing, Infrastructure and Service, pp.1-7.

[3] Gabdrakhmanova, R. G., Kalimullina, G. I., & Ignatovich, V. G, (2016), Professional pedagogical education quality management, International Electronic Journal of Mathematics Education, 11(1), p.103-112.

[4] Hsieh, F. J., Law, C. K., Shy, H. Y., Wang, T. Y., Hsieh, C. J., & Tang, S. J, (2011), Mathematics teacher education quality in TEDS-M: Globalizing the views of future teachers and teacher educators, Journal of Teacher Education, 62(2), p.172-187.

[5] Mazhitovna, B. G., Zharylkasynovna, I. S., Gulzhas, T., Seydakhmetovna, K. B., Saduakasovich, I. T., & Raikhan, Z, (2022), Cypriot Journal of Educational Sciences, Sciences, 17(9), p.2999-3011.

[6] Phạm Hồng Quang, (2020), Mô hình đào tạo giáo viên nhìn từ góc độ môi trường giáo dục, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Mô hình đào tạo giáo viên A+B, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực, tr.71-77.

[7] Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E, (2009), Multivariate data analysis, Pearson.

[8] Kaiser, H. F, (1974), An index of factorial simplicity, Psychometrika, 39(1), p.31-36.

[9] Mueller, C. W, (1978), Factor analysis: Statistical methods and practical issues, Vol.14, Sage

Bài viết cùng số