Về mô hình thực địa bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ phổ thông

Về mô hình thực địa bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ phổ thông

Nguyễn Lân Trung lantrung55@gmail.com Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội Số 02, đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hoa Ngọc Sơn hoason77@yahoo.com Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội Số 02, đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Nghị quyết Trung ương 8 về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã tạo khuôn khổ pháp lí, chính trị làm cơ sở cho một cuộc cải cách sâu rộng trong toàn ngành Giáo dục, trong đó đội ngũ giáo viên là nhân tố trung tâm của quá trình cải cách. Những nhiệm vụ mới đặt ra đòi hỏi đội ngũ người thầy phải ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn, có năng lực cao hơn, có tri thức và phương pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề thực tiễn, những vấn đề tức thời nảy sinh trên lớp hoặc trong nhà trường. Trong bối cảnh đó, việc đổi mới phương thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ ở phổ thông trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhiệm vụ này đòi hỏi cần có những bước đột phá mới về cách làm với những quan niệm mới trong nhận thức, đưa công tác bồi dưỡng trở về quỹ đạo thực tiễn, với định hướng tự bồi dưỡng thường xuyên, tại chỗ, với sự hỗ trợ hiệu quả về chuyên môn từ các trường đại học đào tạo chuyên ngoại ngữ. Trong bài viết này, các tác giả đã trình bày những nét chính của Mô hình thực địa bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ phổ thông với hi vọng mô hình sẽ góp thêm một tiếng nói trong những nỗ lực chung của toàn ngành hướng tới việc nghiên cứu và triển khai thử nghiệm những mô hình mới bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ.
Từ khóa: 
Practical model
Teachers
regular re-training
professional development
autonomy
Tham khảo: 

[1] Đảng cộng sản Việt Nam, (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết số 29 - NQ/TW), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[2] Quyết định 2080/QĐ-TTg, (2017), về Phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025

[3] Thủ tướng Chính phủ, (2015), Quyết định số 404/QĐTTg phê duyệt Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

[4] Đinh Quang Báo, (2017), Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông, Kỉ yếu hội thảo khoa học Lí luận và thực tiễn về năng lực nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục vùng Tây Bắc, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[5] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, (2003), Người giáo viên thế kỉ XXI: Sáng tạo - hiệu quả, Tạp chí Dạy và Học ngày nay.

[6] Phạm Hồng Quang, (2013), Phát triển chương trình đào tạo giáo viên, những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Thái Nguyên.

Bài viết cùng số