Thực trạng hoạt động đánh giá giáo viên trung học cơ sở Thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực

Thực trạng hoạt động đánh giá giáo viên trung học cơ sở Thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực

Nguyễn Thị Hồng Thúy* nguyenhongthuyxuanmai@gmail.com Trường Trung học cơ sở Tân Tiến Huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Vũ Bích Hiền nguyenvubichhien@gmail.com Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội 98 Dương Quảng Hàm, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 

Hoạt động đánh giá giáo viên nói chung và giáo viên trung học cơ sở nói riêng theo hướng tiếp cận năng lực có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Từ năm 2018, Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục của 11 quốc gia Đông Nam Á (SEAMEO) đã thống nhất xây dựng Khung năng lực cho giáo viên, gồm 4 năng lực cốt lõi với 12 năng lực chung, 31 năng lực trợ giúp và 136 mô tả thành công. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng hướng dẫn cụ thể khung năng lực này cho đội ngũ giáo viên từng cấp học. Trong bài, nhóm tác giả trình bày một số kết quả về thực trạng hoạt động đánh giá giáo viên trung học cơ sở Thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực với 6 nội dung: Thực trạng nhận thức về mức độ quan trọng của mục đích đánh giá giáo viên; Thực hiện các nội dung đánh giá; Thực trạng sử dụng các hình thức đánh giá; Thực trạng sử dụng các phương pháp đánh giá; Thực trạng thực hiện quy trình hoạt động đánh giá; Thực trạng về lực lượng tham gia đánh giá. Kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở xây dựng các giải pháp bồi dưỡng cho những giáo viên còn hạn chế về năng lực và nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường.

Từ khóa: 
Đánh giá giáo viên
Khung năng lực
năng lực của giáo viên
tiếp cận năng lực
trường trung học cơ sở.
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Thông tư số 20/2018/ TT-BGDĐT, Hà Nội.

[2] SEAMEO and The Teachers’ Council of Thailand, (2018), Southeast Asia Teachers Competency Framework (SEA-TCF), Bangkok, Thailand: Published in 2018 by the Teachers’ Council of Thailand.

[3] Đặng Thành Hưng, (2012), Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực, Tạp chí Quản lí Giáo dục, số 12, tr.18-29.

[4] Huỳnh Tố Chân, (8/2018), Một số biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mớ, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tr.57-59.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2020), Khung năng lực giáo viên ngoại ngữ cơ sở giáo dục phổ thông, Hà Nội.

[6] Ban Chấp hành Trung ương, (04/11/2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

[7] Ankur Joshi, S. K., Satish Chandel and D. K. Pal,. (2015), Likert Scale: Explored and Explained, British Journal of Applied Science & Technology, 7(4), 396- 403.

Bài viết cùng số