Thiết kế sổ tay đọc hiểu dùng trong dạy học đọc hiểu thơ trữ tình ở cấp Trung học phổ thông theo Chương trình Ngữ văn 2018

Thiết kế sổ tay đọc hiểu dùng trong dạy học đọc hiểu thơ trữ tình ở cấp Trung học phổ thông theo Chương trình Ngữ văn 2018

Nguyễn Minh Nhật Nam * 4401601023@student.hcmue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 280 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Châu Huệ Mai maihuechau@gmail.com Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 280 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Trần Phát Đạt dattran1001@gmail.com Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 280 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Thị Ngọc Thuý thuyntn@hcmue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 280 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 (Chương trình Ngữ văn 2018), mục tiêu của dạy đọc là học sinh biết cách đọc và tự đọc văn bản. Tuy nhiên, trong các loại văn bản văn học được dạy ở cấp Trung học phổ thông, thơ trữ tình là loại văn bản phức tạp. Hơn nữa, yêu cầu về đọc hiểu thơ trữ tình ở cấp học này đa phần là đọc phân tích và đánh giá. Từ bối cảnh trên, nhằm đổi mới phương pháp dạy đọc và hỗ trợ học sinh ghi chép cách đọc và tự đọc hiểu thơ trữ tình, nghiên cứu này thiết kế sổ tay đọc hiểu như là hồ sơ đọc dùng trong dạy học đọc hiểu thơ trữ tình ở cấp Trung học phổ thông. Nghiên cứu sử dụng lí thuyết về hồ sơ học tập và định hướng của Chương trình Ngữ văn 2018 để xây dựng mục đích, nguyên tắc, cấu trúc và cách sử dụng của sổ tay. Để đánh giá mức độ hiệu quả và khả thi của sổ tay trong thực tế dạy học, một cuộc khảo sát bằng bảng hỏi đã được tiến hành với 160 giáo viên Trung học phổ thông tham gia. Kết quả khảo sát cho thấy, sổ tay được đánh giá cao nhất ở tính thân thiện, thẩm mĩ và cần thiết cho việc rèn luyện kĩ năng đọc thơ trữ tình.
Từ khóa: 
reading notebook
reading portfolio
lyric poetry
2018 Literature Curriculum.
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Hà Nội.

[2] Trương Thanh Tòng, (01/2021), Thiết kế hồ sơ học tập trong dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh, HNUE Journal of Educational Sciences, số 1, tr. 37-45.

[3] Paulson, F.L., Paulson, P.R., & Meyer, C.A, (2/1991), What Makes A Portfolio A Portfolio?, Educational leadership, No. 5, pp. 60-63.

[4] Nguyễn Công Khanh, (2019), Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[5] Nguyễn Trọng Hoàn, (7/2016), Hoạt động học tập môn Ngữ văn trong dạy học định hướng năng lực, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 85, tr. 84-92

[6] Tompkins, S.L. (12/1997), How Does a Reader Make a Poem Meaningful? Reader-Response Theory and the Poetry Portfolio, Teaching English in the Two-Year College, No. 4, pp. 317-325.

[7] Nguyễn Thành Ngọc Bảo, (3/2014), Bước đầu tìm hiểu khái niệm “Đánh giá theo năng lực” và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực Ngữ văn của học sinh, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 56, tr. 157-165.

[8] Lam, R. (10/ 2018), Understanding Assessment as Learning in Writing Classrooms: The Case of Portfolio Assessment, Iranian Journal of Language Teaching Research, No. 3, pp.19-36

[9] Tierney, R.J., Carter, M.A. & Desai, L.E. (1991), Portfolio Assessment in the Reading-Writing Classroom, Norwood: Christopher-Gordon Publishers

[10] Buckner, A.E, (2009), Notebook Connections: Strategies for the Reader’s Notebook, Portland: Stenhouse Publishers.

[11] Fautus, I.C. & Pinnell, G.S, (2011), Reader’s Notebook: Advanced, Heinemann.

Bài viết cùng số