Sử dụng trò chơi nhằm phát huy hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Sinh học ở trung học phổ thông

Sử dụng trò chơi nhằm phát huy hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Sinh học ở trung học phổ thông

Phạm Thị Hương* phamhuongdhv@gmail.com Viện Nghiên cứu và Đào tạo trực tuyến - Trường Đại học Vinh 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Phan Minh Ngọc phanminhngoc099@gmail.com Trường Trung học phổ thông Lê Lợi 44 Lê Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Việt Nam
Tóm tắt: 
Dạy học dựa trên trò chơi là một phương pháp gây nhiều hứng thú cho người học nhưng đòi hỏi tính sáng tạo cao của người dạy để có thể vận dụng tối ưu phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học và đáp ứng các yêu cầu của việc tổ chức thực hiện phương pháp. Bài viết đưa ra thực trạng phương pháp sử dụng trò chơi của một số trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đồng thời đề xuất một số trò chơi sử dụng trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Kết quả thực nghiệm chứng minh tính hiệu quả của phương pháp trò chơi được sử dụng trong dạy học thông qua kết quả các bài kiểm tra kiến thức sinh học cũng như khảo sát hứng thú của học sinh ở những lớp mà giáo viên đã sử dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học.
Từ khóa: 
Game
game-based teaching
Biology
Active learning
exciting.
Tham khảo: 

[1] Trịnh Văn Đích, (3/2019), Một số vấn đề lí luận về thiết kế và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ ở trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 449, kì 1, tr.26-31.

[2] Trịnh Văn Đích, (3/2019), Một số vấn đề lí luận về thiết kế và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ ở trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 449, kì 1, tr.26-31.

[3] Cheryl A. Bodnar at all, (2015), Engineers at Play: Games as Teaching Tools for Undergraduate Engineering Students, Education & Educational Research, https://doi.org/10.1002/jee.20106.

[4] Đặng Thành Hưng, (2002), Dạy học hiện đại - Lí luận, biện pháp, kĩ thuật, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

[5] Trương Thị Xuân Huệ, (2004), Xây dựng và sử dụng trò chơi phát triển nhằm hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ 5-6 tuổi, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Hà Nội

[6] Phan Tấn Hùng, (5/2020), Tổ chức trò chơi học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn Địa lí lớp 11, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, kì 2, tr.124 - 128.

[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, Ban hành theo TT32/2018/TTBGDĐT.

Bài viết cùng số