Quản lí hoạt động trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên theo định hướng giáo dục STEM ở trường trung học cơ sở

Quản lí hoạt động trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên theo định hướng giáo dục STEM ở trường trung học cơ sở

Phạm Nguyễn Cẩm Tú* pncamtu82@gmail.com Trường Trung học cơ sở Nguyễn Tú Ấp 1, xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam
Trần Văn Đạt tvdat@agu.edu.vn Trường Đại học An Giang 18 Ung Văn Khiêm, phường Đông Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Việt Nam 3
Phan Ngọc Thạch pnthach@dthu.edu.vn Trường Đại học Đồng Tháp 783 Phạm Hữu Lầu, phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam
Tóm tắt: 
Điểm mới trong định hướng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định, đó là đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông. Theo đó, xu thế dạy học theo hướng tích hợp, huy động, liên hệ các yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, thì vận dụng hoạt động trải nghiệm là xu hướng phổ biến, tích hợp giáo dục STEM là tiếp cận hiện đại, đối với môn Khoa học tự nhiên là phù hợp với bản chất và yêu cầu của hoạt động giáo dục. Quản lí hoạt động trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên theo định hướng giáo dục STEM có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng nền tảng lí luận cho nhà quản lí giáo dục hiện thực hoá yêu cầu phát triển năng lực người học thông qua việc thực hiện các chức năng quản lí giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục và đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay.
Từ khóa: 
management
experiential activitives
Natural Sciences
STEM education.
Tham khảo: 

[1] Huỳnh Văn Sơn và cộng sự, (2018), Phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Thành phố Hồ Chí Minh.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2013), Nghị quyết số 29- NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

[3] Hà Thị Thuý và cộng sự, (2018), Dạy học môn Khoa học tự nhiên cấp Trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực học sinh, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

[4] Nguyễn Thành Hải, (2019), Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

[5] Trần Kiểm - Nguyễn Xuân Thức, (2015), Đại cương khoa học quản lí và quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[6] Kolb & Kolb, (2008, 10 10), The Learning Way: Meta-cognitive Aspects of Experiential Learning, From Sage journals: https://doi. org/10.1177%2F1046878108325713.

[7] Passarelli & Kolb, (2012, 11), The Learning Way: Learning from Experience as the Path to Lifelong Learning and Development, From Oxford Handbooks

[8] Nguyễn Thị Liên và cộng sự, (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Hà Nội.

[10] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2019), Tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên về xây dựng chủ đề giáo dục STEM, Hà Nội

[11] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2020), Modun 3 - Kiểm tra đánh giá học sinh trung học cơ sở theo hướng phát triển phầm chất, năng lực, Hà Nội

[12] Quốc hội. (2014). Nghị quyết số 88/2014/QH13 Về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Hà Nội

[13] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội

Bài viết cùng số