Phát triển câu ngôn ngữ kí hiệu từ thành phần nòng cốt (thông qua sự đối sánh với tiếng Việt)

Phát triển câu ngôn ngữ kí hiệu từ thành phần nòng cốt (thông qua sự đối sánh với tiếng Việt)

Lê Thị Tố Uyên uyenltt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Ngôn ngữ kí hiệu là bản ngữ (ngôn ngữ gốc/đầu tiên) của cộng đồng người Điếc. Sự khác biệt giữa ngôn ngữ kí hiệu không chỉ là phương thức thể hiện ở các đơn vị ngôn ngữ như giữa âm vị và chỉ vị, giữa từ vựng và kí hiệu, giữa các kiểu trật tự cú pháp để tạo câu mà ẩn sâu trong đó là những đặc trưng về tư duy, nhận thức, phong cách giao tiếp và văn hóa. Trẻ Điếc học tiếng Việt cần được xem là học ngôn ngữ thứ hai và khác biệt giữa trẻ thính người Việt học tiếng Việt. Bài viết này tập trung nhấn mạnh sự phát triển câu từ thành phần nòng cốt, đặt trong sự đối sánh giữa ngôn ngữ kí hiệu và tiếng Việt. Chúng tôi hi vọng rằng, bài viết một lần nữa khẳng định sự tồn tại độc lập và độc đáo của ngôn ngữ kí hiệu và phần nào làm rõ hơn cách biểu đạt, mở rộng câu từ việc phát triển nòng cốt câu của hai ngôn ngữ.
Từ khóa: 
Sentence
Sign language
sentence core.
Tham khảo: 

[1] Richards, J.C., Platt, H, (1992), Longman Dictionary of Language Teaching and Applied Linguistics (2rded.), Essex: Longman Group UK Limited

[2] Hoàng Trọng Phiến, (1980), Ngữ pháp tiếng Việt - câu, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

[3] Stock W, (1960), Sign Language Structure, Silver Spring: Linstock Press.

[4] Colville M &Lawson L, (1980), Words in Hand: A structural Analysis of the Sign of British Sign Language, London: open University

[5] Lynas W, (1994), Communication Options in the Education of the Deaf Children, Whurr Publishers Ltd, London

[6] Trần Thị Hiền Lương, (2020), Dạy học môn Tiếng Việt cho trẻ khiếm thính cấp Tiểu học, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 34.

[7] Woodward, J., Allen, T, & Schildroth, A, (1987), English of the deaf: background and communication preferences, Teaching English to Deaf and Second Language Students 5, 2, pp.4-13.

[8] Lê Văn Tạc, (2010), Chương trình giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khiếm thính ở cấp Tiểu học, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 54

Bài viết cùng số