Tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh cho học sinh trong dạy học chủ đề “Thực vật và động vật” (Tự nhiên và Xã hội 3)

Tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh cho học sinh trong dạy học chủ đề “Thực vật và động vật” (Tự nhiên và Xã hội 3)

Hà Văn Dũng dung.bio.sphn.th@gmail.com Tạp chí Giáo dục Số 4 Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Việt Nga* nguyenthivietnga@hpu2.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Số 32 Nguyễn Văn Linh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam
Tóm tắt: 
Quan điểm xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và Xã hội 2018 là tăng cường hướng dẫn học sinh học tập cá nhân, nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập; đồng thời hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học, trong đó có năng lực thành phần “tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh”. Để cụ thể hóa Chương trình, sách giáo khoa môn học này ở lớp 3 đã được ban hành và đưa vào sử dụng năm học 2022-2023, việc nghiên cứu tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển các năng lực của học sinh tiểu học có vai trò quan trọng, có tính thời sự, cấp thiết trong việc giúp giáo viên hiểu và áp dụng trong thực tiễn giảng dạy khi năm học mới bắt đầu. Nghiên cứu này phân tích khái niệm và cấu trúc của năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, hoạt động nhóm và vai trò của hoạt động nhóm trong phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, từ đó đề xuất cách thức tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển năng lực này trong dạy học chủ đề “Thực vật và động vật” (Tự nhiên và Xã hội 3). Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp giáo viên tiểu học “đi tắt, đón đầu” trong việc tiệm cận dần với Chương trình Giáo dục phổ thông mới trong tổ chức hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội và môn Khoa học trong thời gian tới
Từ khóa: 
Group activities
competence development
understanding surrounding nature and society
plants and animals
Nature and Society grade 3
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (26/12/2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và Xã hội (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

[2] Hoàng Phê (chủ biên) - Vũ Xuân Lương - Hoàng Thị Tuyền Linh - Phạm Thị Thủy - Đào Thị Minh Thu - Đặng Thanh Hòa, (2008), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

[3] Slavin R. E, (1987), Cooperation learning and the cooperative school, Educational Leadership, 45, 7-13

[4] Lepičnik, V. J, (2011), Cooperative learning and support strategies in the kindergarten, Metodički obzori, 2(12), 81-91, https://doi.org/10.32728/mo.06.2.2011.07.

[5] Nguyễn Thị Minh Phương - Phạm Thị Thúy - Lê Viết Chung, (2020), Cẩm nang phương pháp sư phạm (Cố vấn và hiệu định: Đinh Văn Tiến), NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

[6] Ngân hàng Thế giới, Dự án hỗ trợ Đổi mới giáo dục phổ thông, (2020), Tài liệu bồi dưỡng cơ sở lí luận phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (Mô-đun 2.0), Hà Nội.

[7] Nguyễn Lăng Bình (chủ biên) - Đỗ Hương Trà - Nguyễn Phương Hồng - Cao Thị Thặng, (2017), Dạy và học tích cực: Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

Bài viết cùng số