Thực trạng quản lí hoạt động phòng, chống bạo lực học đường tại các trường trung học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng quản lí hoạt động phòng, chống bạo lực học đường tại các trường trung học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh

Mỵ Giang Sơn mygiangson.sgu@gmail.com Trường Đại học Sài Gòn 273 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động phòng, chống bạo lực học đường tại các trường trung học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh. Khảo sát sử dụng phối hợp phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi dành cho 773 cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên của 14 trường trung học cơ sở công lập ở 5 quận nội thành và 2 huyện ngoại thành ở Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, hiệu trưởng nhà trường đã cố gắng quản lí tốt cả 3 hoạt động phòng, chống bạo lực học đường, gồm: Hoạt động tuyên truyền, giáo dục; Hoạt động xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh thân thiện; Hoạt động xử lí khi có nguy cơ xảy ra hoặc khi thực sự xảy ra bạo lực học đường. Tuy nhiên, trong quản lí từng hoạt động cụ thể ở 3 hoạt động nêu trên, việc quản lí hoạt động tuyên truyền với địa phương và các cơ quan, tổ chức bên ngoài nhà trường về phòng, chống bạo lực học đường; quản lí hoạt động tư vấn tâm lí và quản lí hoạt động xử lí về bạo lực học đường chưa được đánh giá cao, còn hạn chế ở cả 4 chức năng là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Từ khóa: 
management
school violence
school violence prevention
secondary school
Ho Chi Minh City
Tham khảo: 

[1] Chính phủ, (2017), Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Quyết định số 5886/QĐBGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 về Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021.

[3] Nguyễn Thị Thúy Dung, (2020), Phân tích nội dung các hoạt động phòng, chống bạo lực học đường ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 475 kì 1, tr.1-5

[4] Mỵ Giang Sơn, (2020), Quản lí hoạt động phòng, chống bạo lực học đường ở trường phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 26, tr.14-18.

[5] Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1 và 2, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

[6] Thủ tướng Chính phủ, (2018), Quyết định 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018 ban hành Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”

[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Thông tư số 31/2017/ TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trong trường phổ thông

Bài viết cùng số