Danh sách bài viết

Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 34
Tư duy máy tính đã và đang được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học giáo dục trên thế giới và là một trong những mục tiêu giáo dục của nhiều quốc gia. Chương trình môn Tin học 2018 của Việt Nam cũng xác định cần phát triển tư duy máy tính cho học sinh, trong đó tư duy phân rã công việc là một thành tố quan trọng của tư duy máy tính. Bài viết phân tích về tư duy phân rã công việc, làm rõ hơn về cơ sở tâm lí học nhận thức của tư duy này cũng như cơ hội phát triển nó trong môn Tin học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất định hướng và các biện pháp dạy học Tin học nhằm phát triển tư duy phân rã công việc cho học sinh trong giai đoạn giáo dục cơ bản.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 26
Bài viết trình bày thực trạng bắt nạt giữa học sinh và học sinh, giữa các đối tượng ngoài trường học với học sinh của trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú ở các cấp học của một số địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Bài viết đưa ra những nhận định về hình thức, mức độ hành vi bắt nạt học sinh và nhìn nhận của nhà trường về vấn đề học sinh bị bắt nạt đang diễn ra với học sinh người dân tộc thiểu số. Từ đó, tác giả đề xuất một số biện pháp cho nhà trường như xây dựng môi trường giáo dục, nâng cao nhận thức cho học sinh, cụ thể hóa quy tắc ứng xử trong nhà trường, tăng cường phối hợp với các đoàn thể ở địa phương với học sinh như phát triển kĩ năng sống, xây dựng môi quan hệ tốt đẹp với bạn bè, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết, tham gia các hoạt động của nhà trường, xã hội nhằm giảm thiểu tình trạng bắt nạt học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 25
Nghiên cứu xây dựng Chuẩn đánh giá năng lực học sinh nói chung và xây dựng Chuẩn đánh giá năng lực học sinh trong môn Lịch sử nói riêng đang là nhiệm vụ cần thiết góp phần triển khai hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Xây dựng Chuẩn đánh giá năng lực học sinh là quá trình cần được thực hiện một cách đồng bộ ở tất cả các môn học, cấp học. Bài viết đề cập đến một số khái niệm Chuẩn, đặc điểm của môn Lịch sử ở cấp Trung học phổ thông và quy trình xây dựng Chuẩn đánh giá năng lực học sinh. Trên cơ sở quy trình đánh giá năng lực được xây dựng, nhóm tác giả đưa ra dẫn chứng minh họa Chuẩn thông qua ví dụ cụ thể về việc kết nối yêu cầu cần đạt với các thành phần năng lực và ví dụ về Chuẩn đánh giá năng lực học sinh trong môn Lịch sử lớp 10. Nội dung bài viết là kênh tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và giáo viên khi xây dựng, thiết kế nội dung giáo dục, đánh giá năng lực học sinh theo chuẩn.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 22
Tư vấn tâm lí học đường cho học sinh trong các lĩnh vực liên quan đến trường học đang trở thành vấn đề cấp bách mà nhà trường và xã hội quan tâm. Nhu cầu tư vấn tâm lí học đường được thể hiện rõ hơn trong mối quan hệ của học sinh với cha mẹ, bạn bè và thầy cô. Với tình hình hiện nay, dịch vụ tư vấn tâm lí học đường rất cần thiết cho học sinh. Quản lí tốt hoạt động tư vấn tâm lí học đường cho học sinh sẽ giúp giáo viên và học sinh hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan đến việc giáo dục, phát triển nhân cách của các em, giúp đỡ, hỗ trợ và hướng dẫn các em phát triển phù hợp, lành mạnh để hiểu bản thân và người khác hơn. Để thực hiện mục tiêu đó, nhà trường phổ thông có thể thông qua nhiều biện pháp, trong đó, đổi mới tổ chức hoạt động tư vấn tâm lí học đường cho học sinh được xem là cấp thiết. Bài viết đề cập đến thực trạng quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường, qua đó đề xuất biện pháp đổi mới trong tổ chức cũng như quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường cho học sinh trong quản lí giáo dục ở trường trung học phổ thông.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 40
Trên cơ sở kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu đi trước, bài viết đưa ra định nghĩa về năng lực thích ứng, đồng thời xây dựng khung lí thuyết cho công cụ đánh giá năng lực thích ứng của giáo viên với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Bộ công cụ gồm 4 tiêu chí, 46 chỉ báo tập trung vào các khía cạnh thích ứng: Sẵn sàng thích ứng, nguồn lực thích ứng, phản ứng thích ứng và kết quả thích ứng. Kết quả thử nghiệm độ tin cậy cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha chung đạt được của từng tiêu chí nằm trong giới hạn cho phép từ 0,6 đến 0,9; hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item-Total Correlation) của từng tiêu chí đạt được lớn hơn 0,3. Điều đó có nghĩa là, các biến quan sát của từng tiêu chí có sự tương quan với nhau. Cronbach’s Alpha nếu loại biến (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) của 4 tiêu chí đều thấp hơn Cronbach’s Alpha chung và nằm trong giới hạn cho phép từ 0,6 đến 0,9. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho phép chúng tôi khẳng định độ tin cậy của các tiêu chí đo.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 34
Với mục đích nâng cao chất lượng dạy học nội dung giáo dục địa phương tại tỉnh Sơn La thông qua việc thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm, bằng phương pháp nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm sư phạm, bài viết làm rõ những nội dung: Tổng quan cơ sở lí luận về giáo dục trải nghiệm và giáo dục địa phương; Mô hình giáo dục trải nghiệm của David Kolb; Vận dụng mô hình giáo dục trải nghiệm của David Kolb để thiết kế, tổ chức dạy học một số chủ đề trong nội dung giáo dục địa phương cho học sinh tiểu học tại tỉnh Sơn La. Ý nghĩa của việc vận dụng mô hình giáo dục trải nghiệm của David Kolb để tổ chức các hoạt động giáo dục địa phương nhằm giúp học sinh biết, hiểu các vấn đề của địa phương như văn hóa, lịch sử, môi trường…; phát triển các kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm…; hình thành ở học sinh ý thức tôn trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử… và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của địa phương. Giáo dục trải nghiệm là một cách tiếp cận hiệu quả và phù hợp để dạy một số nội dung trong giáo dục địa phương, đồng thời là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học hiện nay.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 49
Năng lực thích ứng có ý nghĩa quan trọng giúp con người có thể tồn tại và đáp ứng với những thay đổi trong cuộc sống. Dạy học trải nghiệm là một mô hình dạy học phù hợp đối với việc phát triển năng lực thích ứng cho học sinh tiểu học. Thông qua quá trình dạy học trải nghiệm, học sinh thực hiện các hoạt động điều tra, khám phá, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống xung quanh, tạo điều kiện cho học sinh chủ động suy nghĩ, tham gia vào các hoạt động thực tiễn một cách tích cực trong giờ học. Qua đó, các em tìm ra những tri thức mới, giải pháp mới dựa trên kiến thức, vốn hiểu biết của bản thân hướng đến việc hình thành những phẩm chất, năng lực cho mình. Bài viết trình bày tổng quan những công trình nghiên cứu về năng lực thích ứng và phát triển năng lực thích ứng cho học sinh tiểu học thông qua dạy học trải nghiệm. Từ quá trình nghiên cứu tổng quan, bài viết đưa ra những nhận định chung và hướng nghiên cứu phù hợp.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 37
Giáo dục nghệ thuật cho học sinh theo hướng trải nghiệm là nội dung giáo dục quan trọng trong nhà trường phổ thông. Để nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật cho học sinh theo hướng trải nghiệm, cần tăng cường quản lí việc thực hiện nội dung này. Tuy nhiên, giáo dục nghệ thuật và quản lí giáo dục nghệ thuật cho học sinh theo hướng trải nghiệm hiện đang là vấn đề vừa mới, vừa khó đối với các trường phổ thông nước ta, nhất là đối với các trường trung học phổ thông. Tổng quan các nghiên cứu về giáo dục nghệ thuật và quản lí giáo dục nghệ thuật cho học sinh phổ thông theo hướng trải nghiệm nhằm thấy rõ tình hình nghiên cứu về vấn đề này, trên cơ sở đó xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 26
Mục tiêu nghiên cứu về việc thực hiện quan điểm chỉ đạo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 thể hiện trong sách giáo khoa Sinh học 12 (Bộ Chân trời sáng tạo) được đưa vào dạy và học ở Việt Nam từ năm học 2024 - 2025. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sách giáo khoa Sinh học 12 (Bộ Chân trời sáng tạo) thực hiện đúng tinh thần các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đó là tập trung vào các mục tiêu chính: Cung cấp kiến thức khoa học, chính xác; Xây dựng con đường học tập cho học sinh; Hình thành cho học sinh những kĩ năng và thái độ thiết yếu phù hợp với lứa tuổi nhằm phục vụ hoạt động dạy và học ở trường trung học phổ thông. Về cấu trúc của sách, gồm phần đầu là nội dung hướng dẫn sử dụng sách; trang các bài học; trang các bài ôn tập; cuối cùng là bảng giải thích thuật ngữ. Điểm nổi bật của sách giáo khoa Sinh học 12 (Bộ Chân trời sáng tạo) là mỗi bài học được xây dựng bằng một chuỗi các hoạt động học của học sinh nhằm phát huy tối đang tính tự chủ của học sinh; các tình huống gắn liền với thực tiễn, coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế; thiết kế minh họa sách giáo khoa tạo sức hấp dẫn và tạo hưng phấn cho người học.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 26
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nhấn mạnh đến việc hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi, năng lực đặc thù gắn với các môn học cụ thể trong nhà trường phổ thông. Với môn Ngữ văn, đọc hiểu văn bản là hoạt động quan trọng, khâu đầu tiên trong chiếm lĩnh và vận dụng tri thức văn học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực Ngữ văn. Để phát huy khả năng làm chủ, tự lập, tích cực và sáng tạo của học sinh, rất cần thiết phải trang bị cho các em về cách thức đọc hiểu văn bản; cách thức để hình thành, rèn luyện và phát triển năng lực đọc hiểu. Vận dụng chiến thuật Vòng tròn văn học để tổ chức dạy học là hướng đi phù hợp, giúp học sinh từng bước làm chủ quá trình đọc; là cầu nối để bạn đọc học sinh từng bước trở thành bạn đọc độc lập, có kĩ năng đọc và sáng tạo. Không những thế còn giúp học sinh chủ động tham gia vào quá trình giải nghĩa văn bản; hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho người học.