Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 335
This article reflects a comparative analysis and assessment on structure of the education system of the countries, comparing structure of Vietnam national education system and ISCED 1997-2011(UNESCO), giving some basic orientation on Vietnam national education system appropriate to the International Standard Classification of Education (ISCED 2011) and the Vietnamese National Qualifications Framework (VQF).
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 573
Hội đồng trường được xem là một mắt xích quan trọng trong quản trị đại học, là một kênh giám sát quan trọng trong thực hiện quyền tự chủ của các trường đại học trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo hiện nay. Nhằm tiến tới tự chủ hoàn toàn các trường đại học công lập thì hoạt động của hội đồng trường trong các trường đại học công lập giữ một vai trò quan trọng.Tuy nhiên, đến nay mô hình hội đồng trường đại học công lập trong cơ chế tự chủ đại học vẫn còn những bất cập, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ và vị thế của nó. Bài viết nêu lên một số thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện mô hình hội đồng trường đại học công lập trong cơ chế tự chủ đại học, vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về phương diện lí luận và thực tiễn hiện nay.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 977
Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy ở bậc Đại học, cao đẳng nói chung và ở từng môn học nói riêng đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho xã hội. Phương pháp dạy học bằng tình huống là một hướng tiếp cận của đổi mới phương pháp dạy học. Đặc trưng chung của các môn học lí luận chính trị thường mang tính khái quát hoá, trừu tượng hoá. Việc vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong giảng dạy các môn lí luận chính trị sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và khả năng nhận thức của sinh viên về các vấn đề lí luận chính trị
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 612
Đánh giá và phân loại giáo viên là một trong những nội dung quản lí của hiệu trưởng và quyết định đến hiệu quả công tác quản lí của hiệu trưởng. Bài viết tìm hiểu thực trạng công tác quản lí đánh giá và phân loại giáo viên của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre theo tiếp cận bốn chức năng trong quản lí. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 123 giáo viên và phỏng vấn 05/123 giáo viên cơ hữu đang công tác tại các trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lí, đánh giá và phân loại giáo viên của hiệu trưởng tại các trường này. Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn giúp ban lãnh đạo nhà trường ban hành các chính sách, kế hoạch đánh giá và phân loại giáo viên chính xác, khoa học và hợp lí.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 615
Xu hướng phát triển giáo dục đại học trên thế giới hiện nay đang chuyển dần từ mô hình nhà nước kiểm soát sang mô hình nhà nước giám sát với mục đích tăng cường, mở rộng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Điều kiện thực hiện việc giao quyền cho các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam là cơ chế quản trị nhà trường phù hợp cơ chế quản lí của nhà nước thông qua việc thành lập hội đồng trường. Hội đồng trường có vai trò quan trọng, quyết định mức độ tự chủ của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 630
Trong những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị đã trở thành phong trào sinh hoạt chính trị rộng lớn của toàn Đảng, toàn dân ta, nhằm góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Sau hơn bốn năm triển khai thực hiện, phong trào đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Đối với ngành Giáo dục, việc triển khai được thực hiện với nhiều phong trào thi đua, nhiều cuộc vận động sâu rộng, thông qua đó đã tạo được sự thay đổi to lớn trong nhận thức và hành động của mỗi cá nhân, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo.Trước những yêu cầu và bối cảnh mới của ngành Giáo dục, đòi hỏi đội ngũ nhà giáo không ngừng tự nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, lí luận chính trị và đạo đức cách mạng theo phong cách nêu gương của Hồ Chí Minh.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 723
Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ) là một trung tâm đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu binh chủng hợp thành, cấp phân đội bậc đại học. Do đặc thù về đối tượng và mục tiêu đào tạo nên yêu cầu về năng lực thực hành của học viên luôn được đề cao. Do vậy, để đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đào tạo, việc phát triển năng lực thực hành của học viên là rất quan trọng. Đây được coi là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Bài báo nhằm phân tích làm rõ một số vấn đề lí luận, thực tiễn và đề xuất một số giải pháp phát triển năng lực thực hành của học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 592
Học tập trực tuyến (E-learning) mang nhiều ưu điểm vượt trội trong đào tạo đã làm thay đổi mạnh mẽ quá trình tự học do khả năng cá nhân hóa cũng như đáp ứng hiệu quả các hoạt động học tập của người học. Học tập trực tuyến và xây dựng môi trường học tập trực tuyến hiện đang được quan tâm chú ý và đưa vào triển khai trong nhiều trường đại học ở Việt Nam với phạm vi, mức độ khác nhau. Đặc biệt là, trong thời kì hiện nay, khi mà khoa học kĩ thuật rất phát triển, nhiều ứng dụng công nghệ và các sản phẩm công nghệ đã được ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục làm thay đổi phương thức hoạt động giảng dạy và học tập của cả giảng viên và học viên. Công nghệ Dữ liệu lớn (Big Data) và Trí tuệ nhân tạo (AI) đã thay thế con người không chỉ đối với lao động chân tay mà cả lao động trí óc, bao gồm cả việc giảng dạy của giáo viên. Nhiều phần mềm ứng dụng đã được dùng để thay thế con người trong việc truyền đạt kiến thức, kiểm tra và đánh giá chất lượng đào tạo, đặc biệt là các chương trình đào tạo trực tuyến E-learning. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, chất lượng đầu ra của các chương trình đào tạo trực tuyến này chưa được đánh giá cao so với các chương trình tương tự như vậy trên thế giới. Nguyên nhân của thực trạng này là do quá trình đào tạo, việc dạy và học chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi đưa ra một số phân tích, đánh giá phương pháp dạy và học trực tuyến hiện nay và đề xuất các giải pháp để tăng cường sự tương tác và chủ động trong quá trình dạy và học của giảng viên và học viên để nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến trong thời gian tới.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 729
Nghiên cứu học sinh người dân tộc thiểu số cấp Trung học cơ sở bỏ học là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cung cấp những căn cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở đề xuất các giải pháp, đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ/ngành và các địa phương nhằm giảm thiểu tình trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số, góp phần hoàn thành mục tiêu nâng cao trình độ dân trí, tạo nguồn đào tạo nhân lực có chất lượng người dân tộc thiểu số.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 555
Bài viết nhằm tìm hiểu về một chính sách hiệu quả trong quá trình cải cách giáo dục của Hàn Quốc, đó là chính sách “Chương trình Học kì tự do”. Bài viết trích dẫn từ các tài liệu chính thức của Bộ Giáo dục Hàn Quốc, Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc (KEDI). Tác giả đã phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, tầm nhìn, các mô hình, cách thức triển khai, hiệu quả cũng như những khó khăn còn gặp phải khi triển khai Chương trình Học kì tự do tại Hàn Quốc. Qua đó, rút ra đề xuất cho quá trình đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay khi tìm thấy sự tương đồng giữa mục tiêu của Chương trình Học kì tự do và mục tiêu của giáo dục phổ thông Việt Nam đều nhằm phát triển năng lực học sinh, khám phá tài năng và sở thích của HS nhằm mang lại một nền giáo dục hạnh phúc cho thế hệ trẻ.