Danh sách bài viết

Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 2,255
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới, được tiến hành song song với hoạt động dạy học ở trường phổ thông. Hoạt động này giúp học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức được học vào thực tiễn, từ đó hình thành năng lực thực tiễn của bản thân. Tuy vậy, đây là hoạt động còn mới mẻ với giáo viên phổ thông nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng. Việc thiết kế và tổ chức hoạt động này trong nhà trường vẫn còn hạn chế. Bài viết định hướng việc thiết kế hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực cho học sinh tiểu học với tư cách là hoạt động giáo dục bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 339
Bài viết trình bày thực trạng vấn đề quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm ở Việt Nam hiện nay, trong đó phân tích những hạn chế, bất cập trong phân bố các cơ sở đào tạo giáo viên, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và công tác dự báo nhu cầu đào tạo. Bài viết cũng chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong hệ thống sư phạm, từ cơ chế quản lí đến năng lực đào tạo, nghiên cứu của các cơ sở đào tạo giáo viên. Từ đó, bài viết cho thấy tính cấp thiết của vấn đề quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm ở nước ta trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra định hướng cho việc tổ chức, sắp xếp lại các trường sư phạm và hình thành một số trường sư phạm trọng điểm, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Giáo dục.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 2,465
Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường là nhiệm vụ không thể thiếu trong nhà trường trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay. Đặc biệt, giáo dục phổ thông chuẩn bị áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới nhấn mạnh phẩm chất và năng lực của học sinh. Bài viết trình bày thực trạng phát triển văn hóa nhà trường ở Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi, Thành phố Hồ Chí Minh ở các nội dung: Phát triển bầu không khí, phát triển văn hóa quản lí, phát triển văn hóa giảng dạy, phát triển văn hóa học tập, phát triển văn hóa ứng xử và phát triển cảnh quan môi trường làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 381
Chỉ số trích dẫn thể hiện số lần bài báo được trích dẫn ở các nghiên cứu khác, là một chỉ số đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học. Nhiều yếu tố của tạp chí, tác giả và bài báo có tác động đến chỉ số trích dẫn. Bài viết tập trung đề cập đến một số yếu tố của bài báo là tiêu đề, tóm tắt, từ khóa, bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham khảo, trong đó mô tả các đặc điểm làm tăng hoặc giảm số lượng trích dẫn. Dựa vào kết quả nghiên cứu định lượng, các khuyến nghị được đề xuất với từng yếu tố: Tiêu đề viết cô đọng, đúng cú pháp, mô tả chủ đề nghiên cứu, tránh mô tả chi tiết kết quả nghiên cứu và hạn chế sử dụng các từ làm giảm khả năng tìm thấy bài báo. Tóm tắt đảm bảo cấu trúc, cung cấp đầy đủ thông tin chính của nghiên cứu, có thể sử dụng độc lập với bài báo. Từ khóa nên tham khảo danh mục mà các tạp chí, cơ sở dữ liệu phân loại theo các lĩnh vực, chủ đề có liên quan đến nội dung nghiên. Bảng, biểu đồ và phụ lục được khuyến khích sử dụng nhằm tạo sự thân thiện với độc giả. Tài liệu tham khảo cần cân nhắc mức độ uy tín của tác giả cũng như số lượng tài liệu trích dẫn để tăng tính khoa học của bài báo. Việc quan tâm nhiều hơn đến viết tiêu đề, tóm tắt, lựa chọn từ khóa, hình thức trình bày và tài liệu tham khảo giúp bài báo dễ dàng tiếp cận độc giả hơn, từ đó có thể đạt được chỉ số trích dẫn cao hơn.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 378
Hệ sinh thái giáo dục mở bao gồm các nhà trường, cơ quan quản lí giáo dục, viện nghiên cứu, cộng đồng và cá nhân (nhà giáo, người học, nhà quản lí, nhà nghiên cứu, nhà cung ứng) sống trong sinh cảnh là không gian mạng với các nền tảng, các tài nguyên giáo dục mở (OER), các khóa học trực tuyến mở đại chúng (MOOC) cùng các ứng dụng phần mềm để xuất bản, sử dụng, khai thác các tài nguyên đó, khóa học đó. Để phát triển hệ sinh thái này cần một môi trường chính sách phù hợp và thuận lợi. Căn cứ vào một số kinh nghiệm quốc tế, bài viết đề xuất mô hình chính sách cùng các lĩnh vực chính sách cần tập trung xây dựng và triển khai thực hiện để hệ sinh thái giáo dục mở ở Việt Nam phát triển bền vững
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 730
Dạy học hợp tác đang là một trong những xu hướng phát triển mới có nhiều ưu điểm và hiệu quả cao của giáo dục thế kỉ XXI. Với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả dạy học làm văn nghị luận nói chung, kĩ năng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận nói riêng, bài viết đề xuất vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào quá trình rèn luyện kĩ năng kết hợp các thao tác lập luận trong làm văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 287
Trên cơ sở làm rõ các khái niệm chuyên viên, vị trí việc làm, năng lực, khung năng lực, sự cần thiết phải xây dựng khung năng lực, bài báo đưa ra khung năng lực của chuyên viên trường đại học gồm 6 năng lực cơ bản: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; Năng lực tham mưu; Năng lực phân tích, tổng hợp, xử lí thông tin; Năng lực triển khai thực hiện; Năng lực làm việc nhóm; Năng lực tin học, ngoại ngữ. Đồng thời, bài báo còn đề cập đến vấn đề sử dụng khung năng lực để phát triển đội ngũ chuyên viên trường đại học.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 463
Chương trình Giáo dục phổ thông mới (tháng 12 năm 2018) được xây dựng theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh cho tất cả các môn học, trong đó có môn Mĩ thuật. Mạch nội dung môn Mĩ thuật được xây dựng trên nền các môn học cơ bản của Mĩ thuật tạo hình và được cấu thành từ các yếu tố tạo hình, nguyên lí tạo hình, thể loại và hệ thống chủ đề. Chương trình xây dựng yêu cầu cần đạt cho cấp Tiểu học và Trung học cơ sở theo hai nội dung là Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng. Đối với lớp 1, dạy học Mĩ thuật ứng dụng là điểm mới của Chương trình, do vậy cần được quan tâm, tìm hiểu
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 464
Nghiên cứu ô nhiễm âm thanh được thực hiện trên 120 trường trung học phổ thông tại Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn các trường trung học phổ thông ở địa bàn nội thành đều chịu tác động của ô nhiễm âm thanh với các mức độ khác nhau. Hai quận có mức độ ô nhiễm âm thanh cao là Hoàn Kiếm và Cầu Giấy. Qua quan sát, tác nhân gây nên ô nhiễm âm thanh là do phương tiện giao thông đưa lại. Ngoài ra, còn có tác nhân do sinh hoạt của dân cư sống quanh trường, do công trình xây dựng gây nên. Nghiên cứu cũng đưa ra một số đề xuất nhằm làm giảm tiếng ồn cho trường học.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 347
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kĩ thuật, công nghệ và kinh tế đã và đang tác động đến nếp sống thanh cao của Tăng Ni sinh viên trong chốn thiền môn. Vì vậy, nghiên cứu nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục đạo đức Phật giáo cho Tăng Ni sinh viên sẽ góp phần giúp Tăng Ni sinh viên có định hướng đúng, thích nghi được với sự phát triển về khoa học, kĩ thuật, công nghệ và kinh tế song vẫn giữ được lí tưởng cao thượng của người xuất gia. Bài báo trình bày một số vấn đề lí luận về nội dung và hình thức giáo dục đạo đức Phật giáo. Bên cạnh đó, bài viết còn đề cập tới cách thức tổ chức giáo dục đạo đức Phật giáo cho Tăng Ni sinh viên qua hình thức sinh hoạt thiền trà. Bài báo xác định kết quả giáo dục đạo đức Phật giáo cho 60 Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế qua tổ chức sinh hoạt thiền trà bằng việc sử dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng (phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn). Kết quả giáo dục đạo đức Phật giáo cho Tăng Ni sinh viên qua tổ chức sinh hoạt thiền cho thấy, Tăng Ni sinh viên có nhận thức đầy đủ và thái độ tích cực về các giá trị đạo đức Phật giáo trong đời sống, đồng thời tham gia rèn luyện đạo đức Phật giáo thường xuyên hơn.