Thực trạng học tập phát triển nghề nghiệp của giáo viên phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam

Thực trạng học tập phát triển nghề nghiệp của giáo viên phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam

Trương Đình Thăng thang_td@qtttc.edu.vn Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị Km3, Quốc lộ 9, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
Đinh Thị Hồng Vân dthvan2000@yahoo.com Trường Đại học Sư phạm Huế 32-34 Lê Lợi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Nguyễn Thị Quỳnh Anh nguyenthiquynhanh@dhsphue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Huế 32-34 Lê Lợi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Trần Hải Ngọc ngoc.tranhai@htu.edu.vn Trường Đại học Hà Tĩnh Số 447, đường 26/3, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Học tập phát triển nghề nghiệp là quá trình giáo viên tiếp thu kiến thức chuyên môn và phương pháp sư phạm mới để cải thiện thực hành giảng dạy, mang lại thay đổi cho cá nhân giáo viên, học sinh và cho cả hệ thống giáo dục. Nghiên cứu đã khảo sát thực trạng học tập phát triển nghề nghiệp của giáo viên tiểu học và trung học cơ sở theo tiếp cận cấu trúc 4 thành phần: hợp tác, phản chiếu tự thân, thử nghiệm và học tập kiến thức chung. Đã có 517 giáo viên tiểu học và trung học cơ sở của 4 tỉnh Ninh Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang tham gia khảo sát bằng bảng hỏi và 8 giáo viên trong số đó tham gia phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, việc học tập phát triển nghề nghiệp của giáo viên được thực hiện khá thành công và đa dạng tại các trường phổ thông. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu định tính lại chỉ ra những hạn chế nhất định ở một số khía cạnh trong các hoạt động học tập phát triển nghề nghiệp của giáo viên.Trong các hoạt động học tập phát triển nghề nghiệp, thử nghiệm các đổi mới được thực hiện hạn chế hơn các hoạt động khác. Trên cơ sở các kết quả của nghiên cứu, các biện pháp thúc đẩy việc học tập phát triển nghề nghiệp của giáo viên phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cần dựa trên những đề xuất rút ra từ thực tiễn nghiên cứu này..
Từ khóa: 
Teacher professional learning
education reform
Tham khảo: 

[1] Kwakman, K, (2003), Factors affecting teachers’ participation in professional learning activities, Teaching and Teacher Education, 19(2), 149 -170.

[2] Liu, S., Hallinger, P., & Feng, D, (2016), Learningcentered leadership and teacher learning in China: does trust matter?, Journal of Educational Administration, 54(6), 661–682.

[3] Guskey, T. R, (2000), Evaluating professional development, Corwin press.

[4] Villegas-Reimers, E, (2003), Teacher Professional Development: An International Review of the Literature, Paris: UNESCO International Institute for Educational Planning

[5] British Ministry of Education, (2015), Continuing Professional Development (CPD) Framework for teachers.

[6] Bruce, J., & Beverley, S, (2002), Designing Training and Peer Coaching: Our needs for learning, VA: ASCD.

[7] Hallinger, P., Liu, S., & Piyaman, P, (2019), Does principal leadership make a difference in teacher professional learning? A comparative study China and Thailand, Compare: A Journal of Comparative and International Education, 49(3), 341–357.

[8] Lawrence, I, (2005), Using data to support learning, ACER research conference proceedings, In Getting professional development right (pp. 63–71). Melbourne: ACER.

[9] OECD, (2009), Creating Effective Teaching and Learning Environments: First Results from TALIS.

[10] Qian, H., Walker, A. D., & Yang, X, (2017), Building and leading a learning culture among teachers: a case study of a Shanghai primary school, Educational Management Administration & Leadership, 45(1), 101-122, doi: 10.1177/1741143215623785

[11] Đậu Thị Mỹ Long - Đinh Thị Hồng Vân, (5/2019), Thực trạng phát triển nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học ở thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 3, tr. 43-48

[12] Đinh Thị Hồng Vân - Đoàn Thị Thu Hoài, (2019), Thực trạng bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 6A(128), tr. 113-120, doi: 10.26459/ hueuni-jssh.v128i6A.5247

[13] Tran, H. N., Hallinger, P., & Truong, D. T, (2018), The heart of school improvement: A multi-site case study of leadership for teacher learning in Vietnam, School Leadership and Management, 38(1), 80-101, doi: 10.1080/13632434.2017.1371690.

[14] Tran, H. N., & Nguyen, T. H. T, (2019), Implemented Activities of English Language Teachers’ Professional Development: A case study in Hong Linh province in Vietnam, The International Journal of Adult, Community and Professional Learning, 26(2), 27-41, doi:10.18848/2328-6318/CGP/v26i02/27-41.

[15] Tran, H. N., Nguyen, D. C., Nguyen, G. V., Ho, T. N., Bui, T. Q. T., & Hoang, N. H, (2020), Workplace conditions created by principals for their teachers’ professional development in Vietnam, International Journal of Leadership in Education, doi: 10.1080/13603124.2019 .1708472.

Bài viết cùng số