Định hướng về dạy học đọc hiểu văn bản thông tin trong các môn học ở trường phổ thông

Định hướng về dạy học đọc hiểu văn bản thông tin trong các môn học ở trường phổ thông

Phạm Thị Thu Hiền hienpham170980@gmail.com Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Các bài học trong sách giáo khoa và tài liệu học tập của các môn học ở trường phổ thông của Việt Nam và các nước trên thế giới đều được biên soạn dưới dạng văn bản thông tin. Để học các môn, học sinh cần phải biết cách đọc các văn bản này. Tuy nhiên, khả năng và hiệu quả đọc văn bản thông tin của học sinh phổ thông ở Việt Nam chưa cao do chưa được hướng dẫn về kĩ năng đọc. Điều này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập cũng như khả năng đọc để tự học của học sinh. Ở nhiều nước trên thế giới, giáo viên của các môn học đều phải dạy học sinh cách đọc hiểu văn bản thông tin. Mục tiêu, loại văn bản, nội dung và yêu cầu cần đạt/chuẩn về đọc hiểu văn bản thông tin của một số nước được quy định cụ thể trong chương trình giáo dục phổ thông. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và xu thế quốc tế, cần có những định hướng cụ thể về dạy đọc hiểu văn bản thông tin trong các môn học ở trường phổ thông của Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: 
Informational text
reading comprehension
Subjects
high schools
self-study
Tham khảo: 

[1] Duke, N, (2000), 3.6 minutes per day: The scarcity of informational texts in first grade, Reading Research Quarterly, 35.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn.

[3] Michael R. Graves, (2011), Teaching Reading in the 21st century: Motivating All Learners (fifth edition), Pearson, p.302.

[4] Ruth Helen Yopp and Hallie Kay Yopp, (2006), Informational Texts as Read-Alouds at School and Home, Journal of Literacy Reseach, 38(1), 37–51, Copyright © 2006, Lawrence Erlbaum Associates, Inc

[5] Barbara Moss, (2008), The Information Text Gap: The Mismatch Between Non-Narrative Text types in Basal Readers and 2009 NAEP Recommended Guidelines, Journal of Literacy Research, 40:201–219, 2008.

[6] Jongseong Jeong and Janet S. Gaffney (University of Illinois at Urbana - Champaign), Jin-Oh Choi (Keimyung University), (2010), Availability and Use of Informational Texts in Second, Third.

[7] California State Board of Education, (2013), Common Core State Standards for English Language Arts, Literacy in History/Social Studies, Science, and Technical Subjects for California Public Schools Kindergarten Through Grade Twelve (lấy từ http://www.cde.ca.gov)

[8] National Assessment Governing Board, U.S. Department of Education, (2008), Reading Framework for the 2009 National Assessment of Educational Progress.

[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể.

[10] Bùi Mạnh Hùng, (4/2013), Chuẩn Chương trình cốt lõi của Mĩ và một số liên hệ với việc đổi mới Chương trình Ngữ văn ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số chuyên về Nghiên cứu Giáo dục học

Bài viết cùng số