Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 681
Trong quá trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ, có thể thấy phần lớn sinh viên xem đọc hiểu là một kĩ năng đầy thách thức và dễ làm cho người học nản chí. Thực trạng này thúc đẩy việc tìm hiểu những khó khăn của sinh viên không chuyên đối với việc rèn luyện kĩ năng này. Bài viết đề cập đến những khó khăn của sinh viên không chuyên ngữ về kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh, từ đó đề xuất các cách thức sử dụng phương pháp “bắc giàn giáo” trong dạy kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ. Cụ thể, trong bài viết, tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra cho 126 sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Vinh về những khó khăn liên quan đến từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc văn bản, kiến thức nền và các chiến thuật đọc hiểu.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 709
Thực tế, hoạt động bồi dưỡng kĩ năng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên tiểu học tại quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng hệ thống kĩ năng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh và đổi mới công tác bồi dưỡng kĩ năng dạy học cho giáo viên tiểu học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng và năng lực nghề nghiệp cho giáo viên - chìa khóa để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục cấp Tiểu học nói riêng.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,602
Bài viết đề cập đến việc định hướng xây dựng, phát triển Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới. Theo đó, tác giả trình bày cụ thể một số điểm chính trong định hướng đổi mới Chương trình môn Ngữ văn sắp tiến hành, bao gồm các vấn đề về: Tên môn học; Mục tiêu môn học; Cấu trúc, phạm vi nội dung môn học; Phương pháp dạy học; Kiểm tra, đánh giá. Theo tác giả bài viết, định hướng này dựa trên nhiều cơ sở khoa học và thực tiễn của việc phát triển chương trình nói chung, Chương trình môn Ngữ văn nói riêng; kết hợp kinh nghiệm của Việt Nam và tham khảo chương trình môn học của nhiều nước trên thế giới. Từ định hướng này, Ban Xây dựng chương trình môn học sẽ cụ thể hóa thành văn bản chương trình đầy đủ, hoàn chỉnh. Dự thảo văn bản chương trình Ngữ văn mới sẽ được xin ý kiến rộng rãi của nhiều đối tượng khác nhau trong và ngoài nước. Sau khi tiếp thu, chỉnh sửa, văn bản Chương trình Ngữ văn mới được Hội đồng thẩm định quốc gia xem xét. Nếu đạt yêu cầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phê duyệt và ban hành chính thức.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 592
Phát triển chương trình theo hướng tiếp cận năng lực là xu thế chung của thế giới và cũng là quan điểm tiếp cận trong Chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam. Bài viết đề cập đến quan niệm và biểu hiện của các năng lực chung trong chương trình môn Ngữ văn: Năng lực tự học và tự chủ; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề. Đồng thời, tác giả đưa ra minh họa cụ thể về quy trình, biện pháp và cơ hội để phát triển năng lực giao tiếp trong môn học Ngữ văn. Như vậy, việc vận dụng quy trình dạy học và đánh giá năng lực chung trong môn học Ngữ văn vừa góp phần cụ thể hoá mục tiêu phát triển năng lực trong chương trình môn học vừa góp phần thực hiện tốt nhất mục tiêu dạy học Ngữ văn
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 939
Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ mẫu giáo hiện nay không phải là hiện tượng hiếm gặp. Hiện tượng này có thể khắc phục nếu người lớn có biện pháp phù hợp sẽ giảm thiểu những hạn chế do chậm phát triển ngôn ngữ gây ra. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nếu nhận được hỗ trợ thêm từ những người lớn quan trọng trong cuộc sống của mình thì sẽ giúp trẻ có thể phát triển tốt nhất. Vì vậy, cần phải hiểu đúng, không được coi thường sự chậm trễ ngôn ngữ và có biện pháp can thiệp hỗ trợ sớm. Đây là điều rất quan trọng để trẻ có thể phát triển bình thường, theo kịp bạn bè trước lúc bắt đầu vào phổ thông, giúp trẻ phát triển các kĩ năng giao tiếp cần thiết để trẻ thành công trong tương lai, trong cuộc sống học tập và cá nhân của trẻ sau này.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 565
Bài viết phân tích về giáo dục hướng nghiệp ở Canada. Giáo dục hướng nghiệp ở Canada xuất hiện từ rất sớm và có một quá trình phát triển nhanh chóng, chuyên nghiệp. Năm 1975, chính phủ Canada đã thành lập Trung tâm tư vấn quốc gia về phát triển nghề nghiệp (NATCON). Năm 1999, hệ thống hướng dẫn và kế hoạch nghề nghiệp trực tuyến được giới thiệu. Hệ thống trực tuyến này bao gồm các công cụ tự đánh giá để thanh niên tự xác định bản thân và nghề nghiệp của mình qua hướng dẫn trực tuyến. Năm 2004, Viện Nghiên cứu giáo dục Canada đã chính thức ra mắt một tổ chức từ thiện nhằm nâng cao nghiên cứu giáo dục trong nghề nghiệp, tư vấn các lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Có thể nhận thấy, Canada có một hệ thống các chương trình về giáo dục hướng nghiệp đã được triển khai một cách quy củ, phù hợp với xu thế phát triển hiện đại.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 627
Giáo dục STEM (STEM là viết tắt của Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Math (Toán học) không hướng mục tiêu vào đào tạo học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, hay kĩ sư,... mà chủ yếu hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng để có thể làm việc trong lao động, sản xuất ngày nay; có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của thế kỉ mới, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia. Đổi mới giáo dục theo STEM có thể xem như một cách để thích ứng với xu thế phát triển giáo dục, góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đáp ứng sự phát triển của đất nước. Nhìn chung, chương trình môn Toán của nước ta được xây dựng theo hướng tăng cường thực hành, ứng dụng, gắn kết với thực tiễn, liên môn. Do đó, môn Toán có nhiều cơ hội để có thể dạy học theo hướng STEM.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 708
Xây dựng văn hóa chất lượng là một quyết định có tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của các trường đại học tư thục Việt Nam. Bài viết đề xuất mô hình và các giải pháp xây dựng văn hóa chất lượng trong các trường đại học tư thục Việt Nam gồm: Quán triệt nhận thức về chất lượng cho cán bộ quản lí, giảng viên, nhân viên trong nhà trường; Tổ chức xây dựng và tuyên bố tầm nhìn, sứ mạng về chất lượng của trường; Chỉ đạo xác lập hệ giá trị chất lượng trong nhà trường; Thiết lập bầu không khí làm việc vì chất lượng, cho chất lượng trong các trường đại học tư thục. Qua đó, việc xây dựng văn hóa chất lượng trong các trường đại học tư thục nhằm thiết lập tầm nhìn và sứ mạng về chất lượng, hệ giá trị chất lượng và môi trường làm việc vì chất lượng, cho chất lượng trong bối cảnh toàn cầu hóa giáo dục đại học.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 677
Giáo dục Mĩ thuật trong nhà trường phổ thông có vai trò cơ bản là giáo dục thẩm mĩ và hình thành cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản về tạo hình thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Để quá trình dạy học Mĩ thuật có hiệu quả, giáo viên cần thực hiện tốt một số yếu tố tăng cường sự tham gia của học sinh như: Tạo môi trường học tập thoải mái, thú vị, an toàn, kích thích sự khám phá của học sinh; Thiết kế các nhiệm vụ, hoạt động học tập Mĩ thuật phù hợp với mức độ phát triển của học sinh; Dạy học dựa trên trải nghiệm thực tế; Các hoạt động học tập cần được tổ chức đa dạng và phong phú; Tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn hoạt động theo sở thích của mình.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,063
Trong bất kì giờ học nào, câu hỏi của giáo viên đều mang sứ mệnh chủ đạo. Những câu hỏi khép kín, vụn vặt, tản mạn sẽ không thể mang lại hiệu quả khoa học cao, không làm kích thích người học hăng say tham gia vào quá trình học tập. Vì thế, xây dựng và vận dụng thành công, có hiệu quả hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu trong dạy học tác phẩm văn chương với hai dạng câu hỏi lớn là câu hỏi chức năng và câu hỏi tác động sẽ là một trong những giải pháp tối ưu, mang lại sự đổi mới, hiệu quả thật sự cho quá trình dạy học tác phẩm văn chương nói riêng và dạy học môn Ngữ văn nói chung. Điều này góp phần vào sự đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học như Nghị quyết 29 đã đề ra.