Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 306
Việc lựa chọn chủ đề tích hợp cần gắn với thực tế địa phương. Bài viết mô tả quá trình vận dụng quy trình xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp vào chủ đề “Khai thác, chế biến quặng bô-xít”. Đây là chủ đề gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh khu vực Tây Nguyên. Mặc dù thực nghiệm chỉ mới được thực hiện trên một lớp, số lượng học sinh còn ít nhưng kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy việc tổ chức dạy học chủ đề tích hợp “Khai thác, chế biến quặng bô-xít” đã góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 337
Dạy nghề đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của lực lượng lao động nữ, tạo cơ hội tìm kiếm được việc làm có thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo và nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn còn là vùng lõm về giáo dục, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn thấp, đặc biệt là trình độ dân trí của phụ nữ dân tộc thiểu số. Nghiên cứu giải quyết vấn đề đào tạo nghề cho phụ nữ ngày càng có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Nghiên cứu phát triển mô hình đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số có ảnh hưởng tích cực giảm thiểu mức độ bất bình đẳng giới trong giáo dục, tỉ lệ nữ được học nghề tăng lên. Khi trình độ, nhận thức của phụ nữ trong gia đình được cải thiện, đồng nghĩa với việc số lượng và chất lượng đầu tư cho giáo dục đối với con cái sẽ có tác động tích cực thông qua sự dạy dỗ của người mẹ, bên cạnh đó người phụ nữ còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống ở mỗi gia đình.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,343
Bài viết phân tích những nhân tố tác động tới khả năng có việc làm của sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan sau khi tốt nghiệp. Phương pháp định lượng và mô hình hồi quy sống sót được áp dụng để phân tích dữ liệu nghiên cứu. Cụ thể, tác giả thực hiện phân tích thực nghiệm bằng mô hình kinh tế lượng với kì vọng xác định những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng có việc của sinh viên. Qua đó, dựa trên các chứng cứ thống kê, nghiên cứu gợi ý những giải pháp giúp nhà trường định hướng chiến lược đào tạo hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xã hội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của sinh viên bao gồm kinh nghiệm làm việc, điểm trung bình, chương trình đào tạo, chiến lược tìm việc và kĩ năng mềm.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 557
Nhận thức là một hệ thống các chức năng nên để hiểu về mức độ nhận thức của trẻ mới vào lớp 1, có thể dùng chỉ số IQ với các mức độ phát triển của nó sẽ có cái nhìn khái quát hơn. Kiến thức của tâm lí học thần kinh cho phép xác định các vùng não phát triển đúng độ tuổi, làm cơ sở “bù trừ” chức năng cho các vùng chậm phát triển, giúp trẻ chậm phát triển ranh giới có cơ hội học tập trong các nhà trường phổ thông với các bạn đồng trang lứa.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 523
Thiết kế, xây dựng câu hỏi là một trong những kĩ năng dạy học cơ bản của mỗi giáo viên để tổ chức dạy học đạt hiệu quả. Tuy nhiên, cho đến nay, kĩ năng nghề nghiệp này vẫn chưa thực sự được chú trọng trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho sinh viên các ngành sư phạm. Xuất phát từ thực tế và yêu cầu chuẩn hoá kĩ năng dạy học theo định hướng phát triển toàn diện năng lực dạy học, bài viết đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học, rèn luyện để phát triển kĩ năng xây dựng câu hỏi cho sinh viên sư phạm ngành Ngữ văn trong quá trình học tập ở trường đại học để có thể vận dụng tốt trong nghề nghiệp của mình sau này.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,075
Phát triển chương trình giáo dục nhà trường là một nhiệm vụ trọng tâm của các trường phổ thông trong bối cảnh hiện nay. Đây là một trong những nhiệm vụ mới và rất khó. Vì vậy, để quản lí phát triển chương trình giáo dục nhà trường có hiệu quả, đòi hỏi phải xây dựng mô hình và tổ chức phát triển chương trình theo quy trình tối ưu. Đồng thời, cần phát huy vai trò của cán bộ quản lí, giáo viên trong nhà trường và sự tham gia, hỗ trợ tích cực của cha mẹ học sinh, chính quyền, xã hội và các bên liên quan. Tác giả bài viết phân tích: 1/ Mô hình quản lí phát triển chương trình giáo dục nhà trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh; 2/ Tổ chức phát triển chương trình giáo dục nhà trường trung học phổ thông theo quy trình phù hợp với đặc trưng phát triển chương trình giáo dục nhà trường trung học phổ thông; 3/ Chỉ đạo tổ chuyên môn phát triển chương trình giáo dục nhà trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 454
Bên cạnh việc xây dựng, biên soạn chương trình giáo dục, tài liệu dạy học, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, bổ sung cơ sở vật chất..., một nhiệm vụ có tính đột phá, một khâu hết sức quan trọng của giáo dục mầm non chính là đổi mới nội dung và phương thức đánh giá các cơ sở giáo dục mầm non, hướng trọng tâm vào việc đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường. Nội dung bài viết này tập trung bàn về hai vấn đề có tính chất bản lề của đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục mầm non, đó là xác định lại các tiêu chí đánh giá và đề xuất phương án tổ chức đánh giá nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục, góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng của chính các cơ sở giáo dục mầm non.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 464
Hiện nay, việc đổi mới quản lí đào tạo giáo viên Tiểu học ở các trường đại học sư phạm là hoạt động tất yếu xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực người học và thực tiễn đào tạo ngành học hiện nay. Đổi mới quản lí đào tạo giáo viên Tiểu học theo tiếp cận năng lực phải được tiến hành đồng bộ trên tất cả các phương diện: Đổi mới tư duy quản lí; Đổi mới công tác tuyển sinh; Đổi mới mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo; Đổi mới kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo giáo viên Tiểu học theo tiếp cận năng lực. Vì vậy, nội dung, chương trình, phương thức đào tạo ở các trường/khoa đại học sư phạm phải theo hướng phát triển năng lực của người giáo viên được thể hiện trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học và gắn kết với thực tiễn giáo dục phổ thông.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 425
Việc liên hệ đến thực tiễn trong quá trình dạy học môn Toán là một yêu cầu trong dạy học hiện nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy giáo viên có nhiều khó khăn trong việc tạo cơ hội cho học sinh kết nối với thực tiễn. Bài viết trình bày một số định hướng nhằm tạo điều kiện để học sinh liên hệ đến thực tiễn trong quá trình dạy học, thông qua đó nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn - một năng lực quan trọng cần hình thành ở học sinh. Cụ thể, tác giả phân tích mối quan hệ giữa toán học và thực tiễn; sự cần thiết của việc liên hệ đến thực tiễn trong dạy học môn Toán và một số định hướng tạo điều kiện để học sinh liên hệ giữa toán học với thực tiễn trong quá trình học tập môn Toán.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 596
Bài toán tìm một điểm thuộc một mặt phẳng hay một mặt cầu cho trước, nhìn hai điểm cho trước với một góc lớn nhất hoặc có tổng khoảng cách đến hai điểm cho trước nhỏ nhất là dạng toán không xa lạ đối với học sinh nhưng không dễ dàng tìm ra lời giải. Phần mềm GeoGebra có thể hỗ trợ kiểm nghiệm các phán đoán và khám phá lời giải những bài toán dạng này.