Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 412
Trẻ khiếm thính ở các mức độ thính lực khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau tới phát triển kĩ năng nghe nói của trẻ nói riêng, phát triển của trẻ nói chung. Phát triển kĩ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính 5-6 tuổi là tiền đề để trẻ khiếm thính vào học lớp 1 có hiệu quả. Phát triển kĩ năng nghe - nói cho trẻ khiếm thính cũng có các bước tương đồng như với mọi trẻ em khác. Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm phát triển của trẻ, mức độ mất thính lực và đặc điểm kĩ năng nghe nói của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hình thức sao cho phù hợp. Việc đề xuất các biện pháp phát triển kĩ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính 5-6 tuổi dựa trên các vấn đề lí luận về phát triển ngôn ngữ - giao tiếp nói chung và đặc điểm kĩ năng nghe nói của trẻ khiếm thính 5-6 tuổi nói riêng. Trong quá trình thực hiện, giáo viên và cha mẹ trẻ phải vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt sẽ giúp trẻ hình thành được kĩ năng nghe nói, tạo điều kiện cho trẻ khiếm thính 5-6 tuổi nhập học lớp 1 có hiệu quả.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 375
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 chỉ rõ, các nhà trường phải thường xuyên thực hiện việc phát triển chương trình nhà trường, trong đó có phát triển Chương trình Hoạt động trải nghiệm 2018. Những nội dung giáo dục cốt lõi đã được định hướng trong Chương trình Hoạt động trải nghiệm 2018 rất cần được đánh giá, điều chỉnh sao cho vừa đảm bảo đạt được mục tiêu, yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình vừa phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, của trường, của lớp. Bài viết đề cập đến việc phát triển nội dung giáo dục của Chương trình Hoạt động trải nghiệm 2018 cấp Tiểu học trong xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường với các vấn đề chính như: Cơ sở khoa học, quy trình, những lưu ý khi thực hiện quy trình. Ngoài ra, những minh hoạ cụ thể cho quy trình sẽ giúp giáo viên tiểu học dễ dàng và thuận lợi hơn khi thực hiện phát triển nội dung giáo dục trong chương trình, góp phần thực hiện có kết quả Chương trình Hoạt động trải nghiệm 2018.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 327
Trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện trong giáo dục, năng lực số của học sinh đã trở thành yếu tố cốt lõi trong Chương trình Giáo dục phổ thông phổ thông 2018. Việc phát triển năng lực số cho học sinh trung học phổ thông không chỉ là một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo chất lượng dạy và học mà còn là nền tảng giúp học sinh tiếp cận, nghiên cứu và tiếp thu tri thức một cách chủ động. Hơn nữa, định hình năng lực số còn giúp học sinh phát triển khả năng giải quyết các tình huống thực tế trong cuộc sống một cách hiệu quả và linh hoạt. Bài viết chỉ ra mối quan hệ giữa khung năng lực số trong nhà trường với mô hình kiến thức - kĩ năng - thái độ (KSA), đồng thời đưa ra những định hướng phát triển “năng lực số” cho học sinh ở trường trung học phổ thông.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 541
Công tác tư vấn học đường mang nhiều ý nghĩa và vai trò quan trọng không chỉ đối với bản thân học sinh mà còn đối với gia đình, nhà trường và xã hội trong quá trình giáo dục. Ở Việt Nam, trong bối cảnh đội ngũ cán bộ, giáo viên chuyên trách về tâm lí học trường học chưa trở thành yêu cầu bắt buộc trong mỗi nhà trường thì năng lực tư vấn tâm lí trở nên cần thiết đối với đội ngũ giáo viên. Từ góc độ các trường Sư phạm, vấn đề đào tạo và phát triển nhận thức, thái độ, kĩ năng, năng lực tư vấn tâm lí ở sinh viên sư phạm cũng đã và đang được quan tâm chú trọng.Tổng hợp các nghiên cứu trong nước và quốc tế cho thấy lĩnh vực tư vấn tâm lí học đường như nghiên cứu về nhu cầu tư vấn tâm lí của học sinh, nghiên cứu về năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy chưa có công trình trong nước được công bố nghiên cứu về năng lực tư vấn tâm lí của sinh viên Sư phạm song nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu về chuẩn đầu ra và các tiêu chí đánh giá sinh viên Sư phạm cũng có đề cập đến năng lực tư vấn tâm lí của sinh viên Sư phạm.