Số: /2025
Số CIT: 0
Số lượt xem: 598
Trong quá trình giáo dục trẻ em, việc kích thích tư duy và trí tò mò của trẻ 5 - 6 tuổi, giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển mạnh mẽ về nhận thức và khả năng sáng tạo là vô cùng quan trọng. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của học tập qua dự án trong kích thích tư duy và trí tò mò của trẻ 5 - 6 tuổi. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính mô tả với trọng tâm là quan sát, phân tích việc thực hiện các hoạt động học tập qua dự án ở một số trường mầm non tại Hà Nội. Dữ liệu thu được cho thấy, việc áp dụng cách tiếp cận học tập qua dự án trong tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả tích cực trong việc kích thích tư duy và trí tò mò của trẻ 5 - 6 tuổi. Không những thế, trẻ còn có tiến bộ trong kĩ năng thuyết trình, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tưởng tượng, sáng tạo, khả năng thể hiện sự hiểu biết bằng nhiều cách khác nhau khi tham gia tích cực vào các hoạt động trong dự án. Những phát hiện của nghiên cứu đóng góp quan trọng vào việc áp dụng cách tiếp cận học tập qua dự án ở lứa tuổi mầm non, cung cấp hướng dẫn thực tế cho giáo viên mầm non trong việc tổ chức có hiệu quả dự án học tập cho trẻ.
Số: /2025
Số CIT: 0
Số lượt xem: 368
Mô hình giáo dục STEM và mô hình giáo dục STSE là hai mô hình dạy học tích hợp nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn, khoa học, kĩ thuật, xã hội và môi trường. Đây đang là các mô hình dạy học hiệu quả và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Bài viết trình bày khái quát về mô hình STSE và STEM trải nghiệm, từ đó đề xuất quy trình thiết kế kế hoạch bài dạy theo mô hình kết hợp STEM và STSE. Bài báo chọn chủ đề “Chưng cất rượu” trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn Khoa học tự nhiên để minh họa. Sự kết hợp hai mô hình này cùng với các bước tổ chức thực hiện theo hướng dẫn thiết kế kế hoạch bài dạy trong Công văn 5512 sẽ hỗ trợ, bổ sung giúp giáo viên tăng cường hiệu quả trong việc phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Bên cạnh đó, sự kết hợp này cũng giúp giáo viên giáo dục được học sinh ý thức trách nhiệm cá nhân trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường liên quan tới chủ đề bài học.
Số: /2025
Số CIT: 0
Số lượt xem: 254
Thực trạng hoạt động đào tạo đại học ngành Kĩ thuật xây dựng ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay, bên cạnh những mặt mạnh vẫn còn một số hạn chế nhất định. Điều này đã đặt ra một nhu cầu lớn về nghiên cứu lí luận đối với ngành đào tạo này. Ở Việt Nam, trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, nhu cầu này lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bằng cách áp dụng các phương pháp nghiên cứu lí luận, bài viết này phân tích các nội dung chứa đựng trong một số tài liệu lí thuyết hiện có về hoạt động đào tạo ngà thuật xây dựng ở bậc Đại học. Kết quả nghiên cứu của bài viết cho th loại hoạt động này có những điểm riêng do đặc trưng của ngành đào tạo, đồng thời cho thấy tính thực tiễn cao là đặc trưng quan trọng nhất của ngành học này.
Số: /2025
Số CIT: 0
Số lượt xem: 522
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 445
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 334
Singapore luôn là một hình mẫu được nghiên cứu, học hỏi, phân tích rất kĩ lưỡng. Những câu chuyện về sự phát triển thần kì của quốc gia này không còn mới mẻ. Tuy nhiên, sau hết nghiên cứu này tới nghiên cứu khác, bài báo này tới bài báo khác, một câu hỏi cần đặt ra là: Chúng ta thực sự đã học được gì từ Singapore và đã áp dụng được gì cho Việt Nam? Sự phát triển mạnh mẽ của Singapore đã tạo nên những khoảng cách đáng kể và giúp đất nước này vượt lên trên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, ở một số lĩnh vực quan trọng của giáo dục, khoa học, công nghệ… Tuy đó là một sự thật đã được chấp nhận lâu nay nhưng cũng là điều rất cần được suy ngẫm để thay đổi. Mục tiêu của Việt Nam vẫn phải là đuổi kịp và có thể vượt Singapore trong nhiều lĩnh vực. So với Singapore, Việt Nam có nhiều lợi thế về thiên nhiên và tiềm năng con người. Những chiến lược hợp lí về sự kết hợp hiệu quả của giáo dục với văn hóa nhằm khai thác các tiềm năng này sẽ tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội trong những cuộc đua hướng đến tương lai.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 412
Nghiên cứu ứng dụng Hệ thống Social Listening (lắng nghe mạng xã hội) vào kì thi Đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (HSA) thông qua việc thu thập, phân tích các ý kiến, bình luận và phản hồi của xã hội về kì thi HSA trên các nền tảng truyền thông xã hội giúp Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội theo dõi, phát hiện nhanh chóng các vấn đề rủi ro và kiểm soát thông tin, từ đó có những đề xuất giải pháp kịp thời góp phần nâng cao chất lượng kì thi. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng Hệ thống lắng nghe mạng xã hội vào kì thi HSA đóng vai trò then chốt trong việc quản lí thông tin dư luận, giúp phát hiện và ứng phó kịp thời với các tình huống khủng hoảng truyền thông có thể ảnh hưởng đến uy tín của kì thi.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 558
Trong dạy học môn Khoa học Tự nhiên, việc khám phá kiến thức thông qua thực nghiệm sẽ tạo cơ hội để học sinh phát triển phẩm chất và năng lực. Đặc biệt là năng lực khoa học tự nhiên nói chung và năng lực tìm hiểu tự nhiên nói riêng. Tuy nhiên, nếu tổ chức dạy học theo phương pháp truyền thống thì sẽ có một số hạn chế đối với môn khoa học thực nghiệm. Vì vậy, việc vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học để học sinh tiếp cận kiến thức là hướng đi phù hợp trong dạy học môn Khoa học Tự nhiên, bởi khi đó nội dung kiến thức được người học kiểm chứng thông qua thực nghiệm. Đây là cơ hội để học sinh có thể vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống hàng ngày. Bài viết đã đưa ra quy trình nghiên cứu khoa học và vận dụng quy trình này trong dạy học nội dung “Quang hợp ở thực vật”, Khoa học Tự nhiên 7. Trong dạy học bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, giáo viên cần tổ chức linh hoạt theo các bước của quy trình để học sinh tự khám phá bản chất khoa học của vấn đề nghiên cứu một cách hiệu quả.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 414
Trong dạy học Tin học, năng lực dạy học STEM là một trong những năng lực mới, cần phát triển cho sinh viên Sư phạm Tin học. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tin học 2018, Robotics thuộc chuyên đề định hướng Khoa học máy tính, đây là một lĩnh vực gắn liền với giáo dục STEM. Nghiên cứu này làm nổi bật các năng lực thành phần và biểu hiện cụ thể của năng lực dạy học STEM của sinh viên ngành Sư phạm Tin học; đề xuất quy trình phát triển năng lực dạy học STEM cho sinh viên ngành Sư phạm Tin học thông qua dạy học về Robotics. Vận dụng quy trình này, giảng viên tổ chức cho sinh viên thiết kế các tình huống dạy học Robotics, góp phần phát triển năng lực dạy học STEM cho sinh viên Sư phạm Tin học. Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng vào thực tiễn đào tạo giáo viên phổ thông, sinh viên Sư phạm của các trường Sư phạm trên toàn quốc, góp phần phát triển năng lực dạy học STEM cho sinh viên ngành Sư phạm Tin học.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 260
Quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở là một yếu tố then chốt đáp ứng theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Mục đích nghiên cứu là quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố Châu Đốc. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu 40 cán bộ quản lí và 240 giáo viên của 10 trường trung học cơ sở và tập trung vào các lĩnh vực: 1) Thực trạng lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; 2) Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; 3) Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; 4) Thực trạng kiểm tra hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Kết hợp với kết quả phỏng vấn sâu cán bộ quản lí và giáo viên các trường trung học cơ sở cho thấy những hạn chế trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Qua đó, đề xuất với các cấp lãnh đạo 04 biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.