Xây dựng sân chơi thân thiện dựa vào cộng đồng tại các trường mầm non vùng dân tộc thiểu số

Xây dựng sân chơi thân thiện dựa vào cộng đồng tại các trường mầm non vùng dân tộc thiểu số

Nguyễn Thị Nga ngant@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Số 04 Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
, Chu Thị Hồng Nhung chunhung.vnies@gmail.com Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Trần Thị Kim Yến tranyen@vnu.edu.vn Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Xây dựng sân chơi thân thiện dựa vào cộng đồng tại các trường mầm non vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong việc rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền, tăng cường cơ hội giáo dục bình đẳng và tiếp xúc với giáo dục mầm non có chất lượng cho trẻ vùng dân tộc thiểu số. Sân chơi thân thiện dựa vào cộng đồng có những nét đặc thù riêng, được xây dựng dựa trên sự khai thác các nguồn lực tự nhiên, xã hội sẵn có từ cộng đồng địa phương. Ở đó, trẻ được quan tâm, tôn trọng, tạo điều kiện để phát triển phù hợp. Cán bộ, giáo viên, cha mẹ, cộng đồng được nâng cao năng lực về chăm sóc, giáo dục mầm non và phát huy thế mạnh vốn có của mình. Việc xây dựng sân chơi thân thiện dựa vào cộng đồng tại các trường mầm non cần tuân theo quy trình cụ thể và có những hướng dẫn chi tiết để mỗi thành viên trong cộng đồng đều được phát huy thế mạnh với mục đích chung là hướng tới sự phát triển bền vững cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số.
Từ khóa: 
Sân chơi
sân chơi thân thiện
sân chơi thân thiện dựa vào cộng đồng
vùng dân tộc thiểu số
Tham khảo: 

[1] Lê Văn An - Ngô Tùng Đức (chủ biên), (2016), Sổ tay hướng dẫn phát triển cộng đồng - Tài liệu dành cho người làm công tác phát triển cộng đồng, Tài liệu do cơ quan hợp tác quốc tế nhật bản (JICA) hỗ trợ xuất bản, Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Logos Việt

[2] Tô Duy Hợp và cộng sự, (2000), Báo cáo nhiệm vụ cấp Bộ năm 2000, Luận cứ khoa học cho việc điều chỉnh chính sách xã hội nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam ngày nay, Hà Nội.

[3] Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự, (2017), Báo cáo nhiệm vụ Môi trường cấp Bộ B2017-VKG-14-MT: Xây dựng mô hình giáo dục môi trường dựa vào cộng đồng cho trẻ mầm non

[4] Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Tài liệu 03. Các cách tiếp cận trong sáng kiến/mô hình thư viện thân thiện với trẻ em dựa vào cộng đồng.

[5] Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ quản lí, giáo viên mầm non, năm học 2018-2019, (2018), NXB Giáo dục Việt Nam

[6] VVOB- education for development, (2010), Cẩm nang truyền thông Huy động sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng trong việc hỗ trợ trẻ em học tập tích cực.

Bài viết cùng số