Mô hình học tập tự định hướng tại các cơ sở giáo dục đại học

Mô hình học tập tự định hướng tại các cơ sở giáo dục đại học

Đặng Thị Thanh Thủy dangthuy9922@gmail.com Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tăng Thị Thùy thuytang@vnu.edu.vn Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Nhằm tìm hiểu mô hình học tập tự định hướng của sinh viên bậc đại học, bài viết phân tích và tổng hợp các mô hình lí thuyết học tập tự định hướng theo tiếp cận trách nhiệm cá nhân, giai đoạn, các yếu tố ảnh hưởng và một số tiếp cận khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, học tập tự định hướng được thể hiện ở quá trình cá nhân chủ động học tập có mục đích, phục vụ cho sự phát triển của người học được biểu hiện cụ thể ở các thuộc tính cá nhân, quá trình học tập và bối cảnh xã hội. Tuy nhiên, tại các cơ sở giáo dục đại học, việc học tập của sinh viên không diễn ra một cách riêng lẻ mà có mối quan hệ với chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, giảng viên và các sinh viên khác. Do đó, cấu trúc mô hình học tập tự định hướng có thể được sắp xếp theo một quy trình liên tục. Theo cấu trúc này, người học là chủ thể của hoạt động học tập, chủ động thực hiện các bước của quá trình học tập, vai trò của người dạy là tư vấn, hướng dẫn và phản hồi người học. Một số khuyến nghị cũng được đề cập nhằm khuyến khích việc học tập tự định hướng, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại các cơ sở giáo dục đại học.
Từ khóa: 
học tập tự định hướng
mô hình học tập tự định hướng
cơ sở giáo dục đại học
Tham khảo: 

[1] Boyer, S. L., Edmondson, D. R., Artis, A. B., & Fleming, D.,(2014), Self-directed learning: A tool for lifelong learning, Journal of Marketing Education, 36(1), 20-32

[2] Brockett, R. G., & Hiemstra, R., (1991), Self-direction in adult learning: Perspectives on theory, research and practice: Routledge.

[3] Candy, P. C., (1991), Self-Direction for Lifelong Learning. A Comprehensive Guide to Theory and Practice. Jossey-Bass, 350 Sansome Street, San Francisco, CA 94104-1310.: ERIC.

[4] Elias, J. L., & Merriam, S. B., (1995), Philosophical foundations of adult education: ERIC.

[5] Grow, G. O., (1991), Teaching learners to be selfdirected. Adult education quarterly, 41(3), 125-149.

[6] Kawalilak, C., & Groen, J., (2014), Pathways of adult learning: Professional and education narratives: Canadian Scholars’ Press.

[7] Loeng, S., (2020), Self-Directed Learning: A Core Concept in Adult Education. Education Research International, 2020.

[8] Loyens, S. M., Magda, J., & Rikers, R. M., (2008), Selfdirected learning in problem-based learning and its relationships with self-regulated learning. Educational Psychology Review, 20(4), 411-427

[9] Morris, T. H. , (2019), Adaptivity through self-directed learning to meet the challenges of our ever-changing world. Adult Learning, 30(2), 56-66

[10] Song, L., & Hill, J. R., (2007), A conceptual model for understanding self-directed learning in online environments, Journal of Interactive Online Learning, 6(1), 27-42.

[11] Tan, C., (2017), A Confucian perspective of selfcultivation in learning: Its implications for self-directed learning, Journal of Adult and Continuing Education, 23(2), 250-262

[12] Tough, A., (1971), The Adult’s Learning Projects. A Fresh Approach to Theory and Practice in Adult Learning. Toronto: Ontario Institute for Studies in Education.

Bài viết cùng số