Một số vấn đề về dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh trung học phổ thông

Một số vấn đề về dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh trung học phổ thông

Phùng Thị Vân Anh ptvanh@moet.gov.vn Bộ Giáo dục và Đào tạo 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Trên cơ sở kế thừa thành tựu nghiên cứu về văn bản thông tin trong chương trình và sách giáo khoa của một số quốc gia, bài viết đề xuất định nghĩa về “văn bản thông tin”, xác định những đặc điểm chính của văn bản thông tin trong cái nhìn so sánh với văn bản văn học và văn bản nghị luận. Dựa trên những tiêu chí cụ thể, tác giả cũng đã phân loại văn bản thông tin và xác định rõ nhu cầu đọc hiểu các loại văn bản thông tin của học sinh trong trường phổ thông và sau khi tốt nghiệp.Từ đó, bài viết đề xuất khái niệm, cấu trúc năng lực đọc hiểu văn bản thông tin. Việc làm này thực sự cần thiết trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang tích cực chuyển đổi từ dạy học theo định hướng phát triển nội dung sang phát triển năng lực người học.
Từ khóa: 
văn bản thông tin
đọc hiểu văn bản thông tin
học sinh
trung học phổ thông
Tham khảo: 

[1] Nell K. Duke, V. Susan Bernett-Armistead, P. David Pearson, (2003), Reading & Writing Informational Text in the Primary Grades, Scholastic Inc, U.S.A.

[2] Michael R. Graves, Teaching Reading in the 21st century: Motivating All Learners (fifth edition), Pearson.

[3] Probst Robert E, (1988), Transactional Theory in the teaching of Literature, Journal of Reading, January

[4] Đỗ Ngọc Thống, (2013), Dạy học Ngữ văn trong nhà trường Việt Nam - hiện trạng, hướng phát triển và những vấn đề liên quan, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[5] Nguyễn Lộc - Nguyễn Thị Lan Phương (đồng chủ biên) - Đặng Xuân Cương - Trịnh Thị Anh Hoa - Nguyễn Thị Hồng Vân, (2016), Phương pháp, kĩ thuật xây dựng chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu và năng lực giải quyết vấn đề, NXB Giáo dục Việt Nam.

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2010), Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Dự án Việt Bỉ, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[7] Nguyễn Thị Hạnh (2017), Năng lực đọc trong môn Ngữ văn bậc phổ thông và cấp Tiểu học, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 137, tháng 02.

[8] Đỗ Ngọc Thống, (2011), Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam

[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2011), Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trung học phổ thông môn Ngữ văn, Tài liệu lưu hành nội bộ.

[10] Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ (2003), Hoạt động đọc - Steven Stahl và Jeanne S. Chall, số 5.

[11] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2011), Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trung học phổ thông môn Ngữ văn, Tài liệu lưu hành nội bộ.

[12] J. Rasmussen (2011), Nghiên cứu so sánh Chương trình Đan Mạch và Na Uy (với các môn tiếng Đan Mạch và tiếng Na Uy), In trong Kỉ yếu Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục Việt Nam, tập II (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hải Phòng, tháng 02.

Bài viết cùng số