Một số vấn đề lí luận về dạy học trải nghiệm môn Sinh học 10

Một số vấn đề lí luận về dạy học trải nghiệm môn Sinh học 10

Dương Thị Kim Oanh oanhdtk@hcmute.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Số 01 Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Khưu Thị Huỳnh Ngọc kthngoc0106@gmail.com Trường Tiểu học - Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Tây Úc 43 Nguyễn Thông, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ở trường trung học phổ thông, dạy học trải nghiệm góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cho học sinh. Sinh học 10 là môn học nghiên cứu về đặc trưng cơ bản của sự sống ở cấp tế bào, thế giới vi sinh vật và tác động của vi sinh vật đối với đời sống con người. Đặc điểm của môn học đòi hỏi học sinh cần được trải nghiệm để khám phá kiến thức, qua đó hình thành và phát triển năng lực sinh học và khă năng vận dụng kiến thực vào thực tế. Tuy nhiên, thực tiễn dạy học môn Sinh học 10 tại các trường trung học phổ thông của Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, học sinh ít có cơ hội học tập trải nghiệm nên năng lực sinh học và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn hạn chế. Dạy học trải nghiệm môn Sinh học 10 tạo cơ hội cho học sinh gắn kết kiến thức, kinh nghiệm đã có vào các hoạt động học tập qua khám phá, phản ánh, thực hành, luyện tập, làm thực..., để kiến tạo nên kiến thức, kĩ năng và giá trị mới. Bài viết phân tích một số vấn đề lí luận cốt lõi của dạy học trải nghiệm môn Sinh học 10, gồm khái niệm, các đặc điểm và phân loại dạy học trải nghiệm để làm cơ sở khoa học cho việc tổ chức dạy học trải nghiệm môn học này tại các trường trung học phổ thông
Từ khóa: 
Trải nghiệm
dạy học trải nghiệm
đặc điểm dạy học trải nghiệm
phân loại dạy học trải nghiệm
Sinh học 10
Tham khảo: 

[1] Hội đồng biên soạn, (2011), Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 3, NXB Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.

[2] John Dewey, (2015), Cách ta nghĩ, Vũ Đức Anh (dịch), NXB Tri thức, Hà Nội.

[3] David A. Kolb, (2015), Experiential Learning: Experience as the Source of Learning Development, Second edition, Pearson Education, Inc, USA.

[4] Valerie J. K, (2012), Recognizing Culture in Experiential Education: An Analysis and Framework for Practitioners, Online: https://scholarworks.umass. edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1019&context=cie_ capstones.

[5] Nguyễn Văn Bảy, (2015), Dạy học trải nghiệm và vận dụng trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho lực lượng lao động nông thôn, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[6] Nguyễn Thành Đạt - Phạm Văn Lập - Trần Dụ Chi - Trịnh Nguyên Giao - Phạm Văn Ty, (2018), Sinh học 10, Tái bản lần thứ 13, NXB Giáo dục Việt Nam

[7] Chapman, S., McPhee, P., & Proudman, B, (1995), What is experiential education? The theory of experiential education, In K. Warren, (Ed.), Dubuque: Kendall/Hunt Publishing Company.

[8] Dương Giáng Thiên Hương, (2017), Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - lí thuyết và vận dụng trong dạy học tiểu học, Tạp chí Khoa học Giáo dục, tập 62, số 1A

[9] Dương Thị Kim Oanh - Lư Thị Kim Cúc, (8/2020), Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học môn Hóa học 11 tại các trường trung học phổ thông của quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 32.

[10] Association for Experiential Education, What is expertiential education? Online: https://www.aee.org/ what-is-ee

Bài viết cùng số