VẬN DỤNG HÌNH HỌC TRỰC QUAN VÀO TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRONG GIÁO DỤC STEM CHỦ ĐỀ “THIẾT KẾ CĂN PHÒNG MƠ ƯỚC” Ở LỚP 7

VẬN DỤNG HÌNH HỌC TRỰC QUAN VÀO TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRONG GIÁO DỤC STEM CHỦ ĐỀ “THIẾT KẾ CĂN PHÒNG MƠ ƯỚC” Ở LỚP 7

Phạm Huyền Trang phamhuyentrang@hpu2.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 32 Nguyễn Văn Linh, Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam
Nguyễn Ngọc Giang* giangnn@hub.edu.vn Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Đào Thị Hồng Hoa dthonghoa96@gmail.com Trường Trung học Cơ sở Lê Thành Công, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Hình học trực quan là nội dung chính của mạch kiến thức hình học và đo lường trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Nội dung hình học trực quan ngầm ẩn nhiều kiến thức có thể vận dụng vào tổ chức các hoạt động dạy học trong giáo dục STEM. Sản phẩm “Thiết kế căn phòng mơ ước” thường có dạng hình học trực quan như hình hộp chữ nhật hay hình lập phương, tích hợp kiến thức nhiều lĩnh vực của STEM. Mục tiêu của bài báo là bàn về cách thiết kế sản phẩm dạy học theo hướng tích hợp Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Phương pháp được đề cập trong bài báo là phương pháp nghiên cứu lí luận và phương pháp thực hành các nội dung lí luận trong thực tiễn. Kết quả mới của bài báo là đưa ra được cách dạy học thiết kế một sản phẩm STEM cụ thể là “căn phòng mơ ước” có dạng hình chữ nhật hay hình lập phương. Bài báo góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, tạo ra tư liệu vận dụng hình học trực quan, giúp những nhà giáo dục và lãnh đạo có cơ sở khoa học về dạy học STEM.
Từ khóa: 
Hình học trực quan
giáo dục STEM
Thiết kế căn phòng mơ ước
đặc điểm
lớp 7.
Tham khảo: 

[1] Arana, A. & Mancosu, P. (2012). On the relationship between plane and solid geometry. The Review of Symbolic Logic, 5(2), 294–353.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên về xây dựng chủ đề giáo dục STEM trong giáo dục trung học. https://doi.org/10.13140/ RG.2.2.18874.34245

[4] Đỗ Đức Thái & Đỗ Đức Bình. (2019). On the Visual Geometry at the secondary level in the new mathematics curriculum. Journal of Science Educational Science, 64(4), 111–120. https://doi. org/10.18173/2354-1075.2019-0056

[5] Furner, J. M. (2024). The best pedagogical practices for teaching mathematics revisited: Using math manipulatives, children’s literature, and GeoGebra to produce math confident young people for a STEM world. Pedagogical Research, 9(2), em0193. https://doi.org/10.29333/pr/14194

[6] Kyeremeh, P., & Kwame, E. L. (2023). Promoting student solid geometry concept understanding through the application of ethnomathematics learning approach. Mathematics and Science Education: Pedagogical Perspectives, 24–35.

[7] Laksmi Savitri Kumala Dewi, Aprilia Fajar Yanti, Cantika Sari Ramadhani, Setyorini Murniati, W. A. (2023). Strategy for Learning Space Geometry Concepts in Elementary School Students. Journal of Education Policy and Elementary Education Issues, 4(2), 93–106.

[8] Laššová, K., & Rumanová, L. (2023). Engaging STEM Learning Experience of Spatial Ability through Activities with Using Math Trail. Mathematics, 11(11), 2541. https://doi.org/10.3390/math11112541

[9] Lê Huy Hoàng. (2021). Giáo dục STEM trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Định hướng và tổ chức thực hiện. Tạp chí Giáo dục, 516(2), 1–6.

[10] Lê Thị Thu Hà., Lê Trung Hiếu., & Quan Thị Dưỡng. (2023). Nghiên cứu mô hình giáo dục STEM và định hướng dạy học ở Tiểu học. Scientific Journal of Tan Trao University, 9(2), 155–162. https://doi. org/10.51453/2354-1431/2023/912

[11] Mcdonald, C. V. (2016). STEM Education: A review of the contribution of the disciplines of science, technology, engineering and mathematics. Science Education International, 27(4), 530–569.

[12] Nguyễn Thanh Nga & Hoàng Phước Muội. (2019). Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM thông qua hoạt động câu lạc bộ và sử dụng cơ sở vật chất phòng thí nghiệm ở trường trung học. Tạp chí Khoa học, 15(4), 5. https://doi. org/10.54607/hcmue.js.15.4.2255(2018)

[13] Phạm Quang Tiệp. (2017). Bản chất và đặc điểm của mô hình giáo dục STEM. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số, 61–64.

[14] Sharifov G. (2018). The scientific and practical importance of teaching STEM lessons in the secondary schools. In Azerbaijan Journal of Educational Studies (Vol. 684, Issue III, pp. 9–18). https://doi.org/10.32906/AJES/683.2018.02.1

Bài viết cùng số