TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC ĐA VĂN HOÁ TRONG GIÁO DỤC MẦM NON

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC ĐA VĂN HOÁ TRONG GIÁO DỤC MẦM NON

Vũ Thị Ngọc Minh minhvtn@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Số 04 Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Giáo dục đa văn hóa vừa là quan điểm, cách tiếp cận nhân văn, đồng thời cũng là nguyên tắc giáo dục nhằm mang lại cơ hội giáo dục công bằng cho tất cả trẻ em bất kể sự đa dạng về nền văn hóa, tầng lớp xã hội, chủng tộc, tín ngưỡng, ngôn ngữ, giới tính, văn hóa cá nhân và nguồn gốc khác nhau của trẻ. Bài viết tổng quan các nghiên cứu về giáo dục đa văn hóa trong giáo dục mầm non trong giai đoạn từ 2018 - 2024 theo 6 vấn đề: Khái niệm đa văn hóa và giáo dục đa văn hóa trong giáo dục mầm non; Sự cần thiết của giáo dục đa văn hóa; Thang đo giáo dục đa văn hóa; Rào cản và những chiến lược phù hợp để giáo dục đa văn hóa trong giáo dục mầm non. Trên cơ sở nhìn nhận các thách thức trong thực hiện giáo dục đa văn hóa trong giáo dục mầm non, các nghiên cứu đều có điểm chung khi nhấn mạnh sự cần thiết của việc thể hiện các khía cạnh của đa văn hóa vào các thành tố của Chương trình Giáo dục mầm non và quan trọng hơn đó là tích hợp vấn đề này trong toàn bộ phương pháp sư phạm của giáo viên khi thực hiện chương trình, lồng ghép các giá trị đa văn hóa vào đời sống hàng ngày của trẻ em, đồng thời cần củng cố mối quan hệ hợp tác giữa trường mầm non với gia đình để thực hiện hiệu quả Chương trình Giáo dục mầm non đa văn hóa. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để tìm kiếm các giải pháp trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non, phát triển Chương trình giáo dục nhằm thúc đẩy giáo dục đa văn hóa trong giáo dục trẻ mầm non.
Từ khóa: 
đa văn hóa
giáo dục đa văn hóa
giáo dục mầm non
trẻ em.
Tham khảo: 

[1] Ariffin, A., Yusof, N. A. A. M., Siraj, S., & Nor, M. M. (2018). Fuzzy Delphi Method (fdm): Determining phase for multicultural-based model of peace education curriculum for preschool children, Journal of Research, Policy & Practice of Teachers and Teacher Education, 8(1), 5-17.

[2] Bartkevičius, R., Jucevičiūtė-Bartkevičienė, V., & Juškevičienė, A. (2018). Ethno-cultural education: intercultural and social integration of national minorities. In Proceedings of the 42nd international academic conference, Rome [elektroninis išteklius]: 10-13 September 2018/[edited by: Jiri Rotschedl, Klara Cermakova]. Prague: International Institute of Social and Economic Sciences, International Society for Academic Studies, 2018. Prague: International Institute of Social and Economic Sciences, International Society for Academic Studies, 2018.

[3] Banks, J. A. (2019). The nature of multicultural education, Multicultural education: Issues and perspectives, 2-3

[4] Darmawan, W., & Mbura, E. M. (2024). Pendidikan Multikultural untuk Pembentukan Karakter Anak: Membangun Jembatan Harmoni Antarbudaya di Era Kontenporer, Visi Sosial Humaniora, 5(1), 224-232.

[5] Erdem, D. (2020). Multicultural competence scale for prospective teachers: Development, validation and measurement invariance, Eurasian Journal of Educational Research, 20(87), 1-28.

[6] Hmelak, M., Lepičnik Vodopivec, J., & Barbareev, K. (2021). Interculturalism from the perspective of pedagogics and integration in preschool with emphasis on cooperation with parents, Economic researchEkonomska istraživanja, 34(1), 53-65.

[7] James A. Banks’ 5 Dimensions of Multicultural Education.

[8] Keles, S., Munthe, E., & Ruud, E. (2024). A systematic review of interventions promoting social inclusion of immigrant and ethnic minority preschool children, International Journal of Inclusive Education, 28(6), 924-939.

[9] Mingazitdinovna, I. R., Rinatovna, K. Z., Irekovich, S. E., & Talgatovich, S. S. (2022). Studying the practices of implementing a multilingual model of multicultural education in the Russian Federation, Science for Education Today, 12(1), 127-149.

[10] Nguyễn Thị Mỹ Trinh và cộng sự. (2020). Tích hợp nội dung giáo dục đa văn hóa trong thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non vùng dân tộc thiểu số, Đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ mã số B2018 VKG 01.

[11] Nguyễn Thị Út Sáu và Trần Thị Nhung. (2024). Tổng quan nghiên cứu về giáo dục đa văn hoá trong giáo dục mầm non trên thế giới và định hướng giáo dục đa văn hóa tại các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, Tạp chí Giáo dục, tập 24, số 5, tr. 59-64.

[12] Ng, C. S. M., Chai, W., Chan, S. P., & Chung, K. K. H. (2022). Hong Kong preschool teachers’ utilization of culturally responsive teaching to teach Chinese to ethnic minority students: A qualitative exploration, Asia Pacific Journal of Education, 42(4), 641-660

[13] Nguyễn Thị Trang. (2019). Đảm bảo tính đa văn hóa trong thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non vùng dân tộc thiểu số, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 18. MN 01, tr.27-33.

[14] Riddersporre, B., & Stier, J. (2022). Preschool Heads’ Notions of Digitalized Staff–Parent Communication: The Need to Move from Monocultural to Intercultural Communication in Multicultural Sweden, Journal of Intercultural Communication, 22(1), 1-16

[15] Suri, D., & Chandra, D. (2021). Teacher’s strategy for implementing multiculturalism education based on local cultural values and character building for early childhood education, Journal of Ethnic and Cultural Studies, 8(4), 271-285.

[16] Solehuddin, M., & Budiman, N. (2019). Multicultural competence of prospective preschool teachers in predominantly Muslim country, Journal Cakrawala Pendidikan, 38(3), 438-451

[17] Tamwifi, I., & Akbar, E. (2023). Early Childhood Multicultural Education in the Islamic Sharia Area, Journal Pendidikan Usia Dini, 17(2), 216-228

[18] Trần Thị Tâm Minh – Lý Kiều Hưng. (2023). Tiếp cận đa văn hóa trong Chương trình giáo dục tại các trường mầm non, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, tập 19, số S4, tr.116-119.

[19] Ushakova, M. E., Shustova, I. Y., Demakova, I. D., E Ushakova, M., Yu Shustova, I., & D Demakova, I. (2018). Pedagogical Conditions Of Adaptation And Education Of Migrant Children In Preschools, European Proceedings of Social and Behavioural Sciences, 46.

[20] Young, J. L. (2020). Evaluating multicultural education courses: Promise and possibilities for portfolio assessment, Multicultural Perspectives, 22(1), 20- 27.

[21] Yörüko, M., Özel, Ö., & Dalgar, G. (2024). How Should Multicultural Education Be According to Preschool Teachers? Ahmet Keleşoğlu Eğitim Fakültesi Dergisi, 6(1), 106-129.

Bài viết cùng số