THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN TRẺ EM MẦM NON CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN TRẺ EM MẦM NON CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

Trần Thị Thanh Tuyền* tuyenttt.ncs@hcmute.edu.vn Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Dương Thị Kim Oanh oanhdtk@hcmute.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Số 01 Võ Văn Ngân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Năng lực đánh giá sự phát triển của trẻ là một trong những năng lực nghề nghiệp thuộc chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Do đó, xác định năng lực đánh giá sự phát triển của trẻ của sinh viên ngành Giáo dục mầm non là một trong những cơ sở quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích tài liệu tổng quan có liên quan đến đánh giá sự phát triển của trẻ và năng lực đánh giá sự phát triển của trẻ của sinh viên. Ngoài ra, phương pháp khảo sát thực trạng bằng bảng hỏi đối với 19 giảng viên dạy các học phần tâm lí trẻ em, giáo dục học mầm non, đánh giá trong giáo dục mầm non và 478 sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 của 3 trường Đại học Sư phạm trọng điểm tại Việt Nam (Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), phương pháp phỏng vấn sâu một số giảng viên và sinh viên. Phân tích dữ liệu cho thấy, thực trạng năng lực đánh giá sự phát triển của trẻ của sinh viên đạt mức độ trung bình. Bên cạnh đó, năng lực đánh giá sự phát triển của trẻ còn có mối tương quan với các yếu tố như số năm học, điểm trung bình và trường mà sinh viên đang theo học. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở cho những đề tài tiếp theo xây dựng biện pháp phát triển năng lực đánh giá sự phát triển của trẻ cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non.
Từ khóa: 
năng lực
đánh giá sự phát triển của trẻ
sinh viên ngành Giáo dục mầm non
năng lực đánh giá sự phát triển của trẻ
giảng viên.
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Hà Nội

[2] Brodie, K. (2013). Observation, Assessment and Planning In The Early Years-Bringing It All Together: Bringing it all together, McGraw-Hill Education (UK)

[3] Clark, P., & McDowel, G. (2012). The Developing Child Observation Guidebook, McGraw-Hill Companies.

[4] Dubiel, J. (2016). Effective assessment in the early years foundation stage, Sage Publications.

[5] Gullo, D. F. (2005). Understanding assessment and evaluation in early childhood education (Vol. 95), Teachers College Press

[6] GOZUM, A. I. C., Gungor, S., & ALTINKAYNAK, S. O. (2021). Investigation of Child Assessment in Preschool Education Using Nominal Focus Group Technique, International Online Journal of Educational Sciences, 13(1)

[7] Lê Thị Thanh Thảo. (2023). Thực trạng hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại một số trường mầm non ở quận Phú Nhận, Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 20(10) tr.1860-1872

[8] McAfee, O., & Leong, D. (2007). Assessing and guiding young children’s development and learning (4th ed.), Boston, Mass. Pearson Allyn & Bacon.

[9] National Association for the Education of Young Children. (2020). Professional Standards and Competencies for Early Childhood Educators, https:// www.naeyc.org/sites/default/files/globallyshared/downloads/PDFs/resources/position-state ments/standards_and_competencies_ps.pdf

[10] North Dakota Department of Human Services, North Dakota Core Competencies for Early Education and Care Practitioners, https://www.ndgrowingfutures. org/files/pdf/nd_core_competencies.pdf

[11] Office of Early Childhood Development, Virginia Department of Social Services. (2008). Competencies for Early Childhood Professionals. Virginia’s Early Childhood Development Alignment Project, https:// va-itsnetwork.org/wp-content/uploads/2022/05/ VA-Competencies-for-Early-ChildhoodProfessionals.pdf

[12] Peterson, G., & Elam, E. (2020). Observation and Assessments in Early Childhood Education, Santa Clarita: Zero Cost Textbooks

[13] Trung tâm Từ điển học. (2015). Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr.1037

[14] Trần Khánh Đức. (2014). Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam

[15] U.S. Department of Health and Human Services, Administration for Children and Families, Office of Head Start. (2019). Ongoing Child Assessment: A Guide for Program Leaders, Washington, DC

[16] UNESCO and SEAMEO. (2018). Early Childhood Care and Education (ECCE) Teacher Competency Framework for Southeast Asia (SEA), United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization, https:// unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000265271.

[17] Vương Thị Luận. (2015). Rèn luyện kĩ năng quan sát, đánh giá trẻ cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt. tr.34-46

[18] Wixson, J. (2021). Observation and Assessment, ECE 200: Introduction to Early Childhood Education

[19] Wortham, S. C., & Hardin, B. (2020). Assessment in early childhood education

[20] Yamane, T. (1967). Statistics, an introductory Analysis 2nd Edition: Horper and Row, New York

Bài viết cùng số