Thực trạng kết quả thực hiện công việc của đội ngũ giảng viên Đại học Huế

Thực trạng kết quả thực hiện công việc của đội ngũ giảng viên Đại học Huế

Phạm Thế Kiên ptkien@hueuni.edu.vn Đại học Huế, phân hiệu Quảng Trị Số 03 Lê Lợi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Tóm tắt: 
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu thực trạng kết quả thực hiện công việc của đội ngũ giảng viên Đại học Huế. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 539 giảng viên của 08 trường đại học thành viên của Đại học Huế và được xử lí bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung kết quả thực hiện công việc của đội ngũ giảng viên Đại học Huế khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tỉ lệ khá lớn giảng viên có kết quả thực hiện công việc chưa tốt, thể hiện qua việc tỉ lệ giảng viên chọn mức chưa đồng ý về các tiêu chí kết quả thực hiện công việc còn khá cao. Để nâng cao kết quả thực hiện công việc của đội ngũ giảng viên, Đại học Huế cần nghiên cứu giao quyền tự chủ nhiều hơn cho giảng viên; Chú trọng đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên; Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc hợp lí và chính xác; Nghiên cứu đề xuất cơ chế hợp lí về lương, chú trọng công nhận và khen thưởng cho đội ngũ giảng viên; Xây dựng môi trường làm việc gần gũi và nhiều ý nghĩa để giúp giảng viên đoàn kết, gắn bó và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong công việc.
Từ khóa: 
Kết quả thực hiện công việc
giảng viên
Tiêu chí
Cơ chế
Đại học Huế.
Tham khảo: 

[1] Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2018), Luật Giáo dục Đại học

[2] Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (30/12/2019), Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, ban hành kèm theo Nghị định số 99/2019/NĐ-CP

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (14/5/2020), Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên, ban hành kèm theo Thông tư số 10/2020/TT-BGDĐT

[4] Đại học Huế, (12/2023), Báo cáo thường niên

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (27/5/2022), Thông tư số 03/ VBHN-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

[6] Campbell, J. P, (1990), Modeling the performance prediction problem in industrial and organizational psychology, in M. D. Dunnette & L. M. Hough (Eds.). Handbook of industrial and organizational psychology, (Vol. 1). Palo Alto: Consulting Psychologists Press

[7] Campbell, J.P.. MeCloy, R.A., Oppler, S.H, and Sager, C.E, (1993), A Theory of Performance. In: Schmitt, N. and Borman, WC. Eds. Personnel Selection in Organizations, Jossey-Bass, San Francisco, 3570.

[8] Borman, W. C., & Motowidlo, S. J, (1993), Expanding the criterion domain 10 include elements of contextual performance, In N. Schmitt & W. Borman (Eds.), Personnel selection in organizations, New York: JosseyBass.

[9] Ilgen, D. R., & Schneider, J, (1991), Performance measurement: A multi-discipline view, In C. L. Cooper & I. T. Robertson (Eds.), International review of industrial and organizational psychology, 6

[10] Motowidlo, S. J., Borman, W. C., & Schmit, M. J, (1997), A theory of individual differences in task and contextual performance, Human Performance, 10.

[11] Nguyễn Nam Hải, (2019), Mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức, sự gắn kết với công việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam, Luận án tiến sĩ ngành Quản trị nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

[12] Williams. J., & Anderson, S. E, (1991), Job satisfaction and organizational commitment as predictors of organizational citizenship and in-role behaviors, Journal of Management, 17 (3).

[13] Goodman & Svyantek, (1999), Person - Organization Fit and Contextual Performance: Do Shared Values Matter, Journal of Vocational Behavior, 55 (2).

[14] Befort.N & Keith Hattrup, (2003), Valuing Task and Contextual Performance: Experience, Job Roles and Ratings of the Importance of Job Behaviors, Applied H.R.M, 8 (1).

[15] Bernstein, I. H., Nunnally, J. C, (1994), Psychometric Theory, 3rd ed, New York: McGraw-Hill

[16] Nguyễn Thị Cẩm Nhung, (2023), Ảnh hưởng của đặc điểm công việc tới kết quả làm việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội, Luận án tiến sĩ ngành Quản trị nhân lực, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

[17] Đàm Thị Thanh Dung, (2023), Tác động của chia sẻ tri thức tới kết quả hoàn thành công việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội, Luận án Tiến sĩ ngành Quản trị nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

[18] Từ Thảo Hương Giang, (2020), Ảnh hưởng của xung đột giữa vai trò công việc và vai trò gia đình đến sự hài lòng công việc của giảng viên nữ các trường đại học ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ ngành Quản trị nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Bài viết cùng số