Hoạt động đào tạo nội bộ tại một số doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh: Đề xuất mô hình đánh giá thực trạng

Hoạt động đào tạo nội bộ tại một số doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh: Đề xuất mô hình đánh giá thực trạng

Nguyễn Song Hảo hao.nguyensong93@gmail.com Công ty Trách nhiệm hữu hạn Jabil Việt Nam thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và tính bền vững của chương trình đào tạo nội bộ tại một số doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các biện pháp cải thiện. Kết quả cho thấy sự đánh giá tích cực về chương trình đào tạo nội bộ, đặc biệt là về khả năng cung cấp kiến thức, kĩ năng và hỗ trợ từ đội ngũ giảng viên và doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn những khía cạnh cần được cải thiện như tương tác và phản hồi chặt chẽ hơn, cũng như việc xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cho chương trình. Dựa trên những phân tích và kết quả thu được, nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và tính bền vững của chương trình đào tạo nội bộ trong các doanh nghiệp tại Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Các biện pháp này bao gồm tăng cường chất lượng chương trình, cải thiện tương tác và hỗ trợ, thu thập và sử dụng phản hồi hiệu quả, xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cũng như khuyến khích đánh giá và công nhận thành tích của nhân viên.
Từ khóa: 
Đào tạo nội bộ
doanh nghiệp
Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
mô hình đánh giá thực trạng
kĩ năng.
Tham khảo: 

[1] Mạnh Tùng, (04/11/2019), Dấu ấn 17 năm Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, (Trực tuyến), https:// vnexpress.net/dau-an-17-nam-khu-cong-nghe-cao-tphcm-4003529.html.

[2] Huỳnh Trọng Thưa và cộng sự, (2021), Phân tích và dự báo hoạt động đầu tư tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Số 02 (CS.01).

[3] R. A. Noe, (2010), Employee training and development - 5th ed., New York, NY: McGraw-Hill/Irwin

[4] U. K. Dept. Employment., (1971), Glossay of Training Terms, London: HMSO.

[5] D. L. Kirkpatrick, (1998), Evaluating training programs: The four levels. (2nd ed.), San Francisco: Berrett-Koehler Publishers, Inc.

[6] Lynton, R. P., & Pareek, (2011), U., Training for development, India: SAGE.

[7] I. L. Goldstein, (1993), Training in organisations: Needs assessment, development, and evaluation (3rd ed.), Thomson Brooks/Cole Publishing Co.

[8] L. Vyas, (2004), Delivering Better Government: Assessing the Effectiveness of Public Service Training in India, Public Personnel Management, vol.33, no.3, pp.291-306

[9] Delma Thaliyan, Prasanth T., Mervin Prasanth M., (2023), Effective of Training and Development: An evaluation, Russian Law Journal, vol.11.

[10] Scaduto, A., Douglas, A. & Chiabur, S. D., (2008), Leader influences on training effectiveness: motivation and outcome expectation process, International Journal of Training and Development, vol. 12, no.3, pp.158- 170.

Bài viết cùng số