Mô phỏng trong dạy học môn Thực hành Điện tử cơ bản cho sinh viên ngành Kĩ thuật điện

Mô phỏng trong dạy học môn Thực hành Điện tử cơ bản cho sinh viên ngành Kĩ thuật điện

Trần Tuyến ttuyenqb@hcmute.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Số 01 Võ Văn Ngân, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Thực hành điện tử đóng vai trò quan trọng trong đào tạo sinh viên chuyên ngành kĩ thuật. Tuy nhiên, việc giảng dạy theo phương pháp truyền thống gặp nhiều hạn chế. Bài viết đề xuất cách tích hợp hiệu quả mô phỏng vào giảng dạy, vận dụng phương pháp mô phỏng như một giải pháp để tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập môn Thực hành Điện tử cơ bản cho sinh viên. Nội dung nghiên cứu tập trung vào phương pháp mô phỏng trong dạy học và quy trình tổ chức dạy học mô phỏng trong quá trình dạy học. Mô phỏng không chỉ là công cụ hỗ trợ giảng dạy, mà còn là cầu nối giữa lí thuyết và thực tế, tạo ra môi trường học tập đa dạng và hiệu quả cho sinh viên. Mô phỏng được áp dụng trong dạy học là việc sử dụng các công cụ và phần mềm trên máy tính để tạo ra các tình huống giả định, các ví dụ và bài thực hành cho sinh viên. Nghiên cứu khảo nghiệm kế hoạch dạy học sử dụng mô phỏng môn Thực hành Điện tử cơ bản, cách triển khai mô phỏng trong bài giảng và đánh giá ban đầu việc áp dụng mô phỏng trong dạy học môn Thực hành Điện tử cơ bản.
Từ khóa: 
Mô phỏng trong dạy học
phương pháp mô phỏng trong dạy học
quy trình tổ chức dạy học mô phỏng
dạy học môn thực hành điện tử
thiết kế kế hoạch dạy học
Tham khảo: 

[1] Thạch Thị Via Sa Na, (4/2022), Nghiên cứu bộ thí nghiệm NI Elvis và phần mềm Multisim thiết kế bài đo lường điện cho sinh viên ngành Kĩ thuật Điện - Điện tử tại Trường Đại học Trà Vinh, Tạp chí Công thương, số 7, tr.344-353.

[2] Cổ Tồn Minh Đăng - Lê Chi Lan, (2023), Quản lí dạy học theo định hướng giáo dục thông minh, Tạp chí Giáo dục, tr.89-94.

[3] Tuparov, G., Tuparova, D., & Tsarnakova, A, (2012), Using interactive simulation-based learning objects in introductory course of programming, Procedia - Social and Behavioral Sciences, ELSEVIER, 46 pp.2276- 2280.

[4] Vlachopoulos, D., & Makri, A, (2017), The effect of games and simulations on higher education a systematic literature review, International Journal of Educational Technology in Higher Education, vol 14, num 1, diciembre, pp.1-33, Universitat Oberta de Catalunya

[5] Kabigting, L. D. C, (2021), Computer Simulation on Teaching and Learning of Elected Topics in Physics, European Journal of Interactive Multimedia and Education, ISSN 2732-4362 (Online).

[6] Stančić, H., Seljan, S., Cetinić, A., & Sanković, D, (2007), Simulation Models in Education, Digital Information and Heritage, pp.469-81.

Bài viết cùng số