Mô hình tham chiếu phục vụ chuyển đổi số công tác đo lường và đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo trình độ đại học

Mô hình tham chiếu phục vụ chuyển đổi số công tác đo lường và đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo trình độ đại học

Ngô Bá Hùng* nbhung@ctu.edu.vn Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Trường Đại học Cần Thơ Khu 2, đường 3/2, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, Việt Nam
Đào Phong Lâm dplam@ctu.edu.vn Trung tâm Quản lí chất lượng -Trường Đại học Cần Thơ Khu 2, đường 3/2, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, Việt Nam
Trần Thị Tố Quyên tttquyen@ctu.edu.vn Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Trường Đại học Cần Thơ Khu 2, đường 3/2, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, Việt Nam
Phan Phương Lan pplan@ctu.edu.vn Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Trường Đại học Cần Thơ Khu 2, đường 3/2, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, Việt Nam
Tóm tắt: 
Đo lường và đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo là một hoạt động bảo đảm chất lượng bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục đại học. Bài viết này trình bày nghiên cứu nhằm khởi tạo một mô hình tham chiếu bao gồm các đối tượng dữ liệu và các thành phần liên quan trong vòng đời đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra của một chương trình đào tạo đại học. Mô hình tham chiếu được đề xuất có tính đến các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng như AUN-QA, ABET và các quy định của hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Mô hình tham chiếu hỗ trợ công nghệ thông tin này đặt nền tảng cho sự thành công của quá trình chuyển đổi số trong các hoạt động giáo dục, bao gồm đo lường và đánh giá mức độ đạt chuẩn đẩu ra của chương trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học. Bài viết cũng trình bày phần mềm hỗ trợ mô hình tham chiếu và kết quả thí điểm bước đầu việc đánh giá mức đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học.
Từ khóa: 
Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
Đo lường
Đánh giá
mô hình tham chiếu
chuyển đổi số.
Tham khảo: 

[1] Spady, W.G, (1994), Outcome-Based Education: Critical Issues and Answers, American Association of School Administrators, 1801 North Moore Street, Arlington, VA 22209.

[2] ASEAN University Network, (2020), Guide to AUNQA Assessment at Programme Level Version 4.0.

[3] Qadir, J., Shafi, A., Al-Fuqaha, A., Taha, A.-E., Yau, K.-L., Ponciano, J. và Tan, B, (2020), OutcomeBased Engineering Education: A Global Report of International OBE Accreditation and Assessment Practices.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2010), Công văn 2196/BGDĐT-GDĐH về việc Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo

[5] Quốc hội, (2019), Luật Giáo dục 2019, số 43/2019/ QH14.

[6] Thủ tướng Chính phủ, (2016), Quyết định 1982/QĐTTg phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam 2016

[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2021), Thông tư 17/2021/TTBGDĐT Quy định về chuẩn chương trình đào tạo; Xây dựng, thẩm định và ban hành Chương trình đào tạo các trình độ giáo dục đại học.

[8] Thủ tướng Chính phủ, (2019), Quyết định 69/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học 2019-2025

[9] Wikipedia, (2024), Outcome-based education. In Wikipedia.

[10] Lưu K.L, (2020), Đánh giá kết quả học tập môn học theo chuẩn đầu ra chương trình đào tạo đảm bảo sự liên kết giữa các thành tố của quá trình dạy học, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, kì 1 tháng 5, tr.67-72.

[11] Biggs, J. và Tang, C, (2009), Applying constructive alignment to outcomes-based teaching and learning, McGraw Hill International.

[12] Gallavara, G., Hreinsson, E., Kajaste, M., Lindesjoo, E., Solvhjelm, C., Sorskar, A.K. và Zadeh, M.S, (2008), Learning Outcomes: Common Framework--Different Approaches to Evaluation Learning Outcomes in the Nordic Countries, Joint Nordic Project 2007-2008, by the Nordic Quality Assurance Network for Higher Education (NOQA).

[13] P.L, D. và Q.L, T, (2024), Đo lường việc đạt được chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo ngôn ngữ: Sự tham gia của sinh viên thông qua khảo sát đánh giá dựa vào chiêm nghiệm mức độ đạt được chuẩn đầu ra cấp học phần trong một chương trình đào tạo ngôn ngữ Anh, Kỉ yếu Hội thảo quốc tế Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và giảng dạy ngôn ngữ lần thứ IX, NXB Đại học Huế. tr.705-718

[14] Breslow, L.R, (2007), Methods of Measuring Learning Outcomes and Value Added.

[15] Suskie, L, (2009), Assessing Student Learning: A Common Sense Guide. John Wiley & Sons.

[16] Phan, T.Y. và Đinh, T.K.T, (2018), Mô hình đánh giá năng lực đầu ra của sinh viên tốt nghiệp ngành Quốc tế học tại Việt Nam, Tạp chí Giáo dục, số 436, Kì 2, tr.21–28.

[17] Nguyen, H.P, (2020), Measuring the achivement of expected learning outcomes as a way to enhance AUNQA outcomes-based education at Industrial University of Ho Chi Minh City, Journal of Science and Technology - IUH, 48(6).

[18] ASEAN University Network, (2015), Guide to AUNQA Assessment at Programme Level Version 3.0.

[19] BUILD-IT, (2018), Training Materials of BUILDIT, Building University-Industry Learning and Development through Innovation and Technology.

[20] IDEAL, (2019), Training Materials of IDEAL ABET, Institute for the Development of Excellence in Assessment Leadership.

[21] Crespo, R.M., Najjar, J., Derntl, M., Leony, D., Neumann, S., Oberhuemer, P. và Kloos, C.D, (2010), Aligning assessment with learning outcomes in outcomebased education, IEEE EDUCON 2010 Conference, tr.1239-1246.

Bài viết cùng số