Phát triển công cụ tự đánh giá năng lực STEAM của giáo viên phổ thông

Phát triển công cụ tự đánh giá năng lực STEAM của giáo viên phổ thông

Tăng Thị Thùy* thuytang@vnu.edu.vn Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hà Thị Thu Trà hathithutra1005@gmail.com Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Đoàn Phương Anh phuonganhdoan2312@gmail.com Trường Trung học cơ sở Vĩnh Hưng 126 Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
Phùng Thanh Thuỷ phungthuy2098@gmail.com Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Thế kỉ XXI là một thế kỉ của công nghệ, trong đó mọi quốc gia đang thực hiện nhiều cải cách, chính sách liên quan đến các giáo dục khoa học. Một tính năng độc đáo của tích hợp STEM với nghệ thuật bao gồm mĩ thuật, nghệ thuật tự do và nghệ thuật thể chất biến STEM thành STEAM và trở thành khẩu hiệu cải cách giáo dục ở rất nhiều các quốc gia trên toàn thế giới. Việc phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo hướng tiếp cận năng lực đòi hỏi giáo viên cần có những đổi mới để đáp ứng được xu hướng của giáo dục. Năng lực dạy học STEAM là một trong những năng lực cần có của giáo viên trong thời đại này. Bài viết đề xuất công cụ tự đánh giá năng lực STEAM cho giáo viên phổ thông. Trên cơ sở tham khảo ý kiến một số chuyên gia, cuộc điều tra được tiến hành và thực nghiệm trên 249 giáo viên; bằng việc kết hợp các kĩ thuật kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), kết quả nghiên cứu đã xác định được 5 nhóm nhân tố với 37 tiêu chí. Giáo viên có thể sử dụng bộ công cụ này để tự đánh giá, từ đó có những điều chỉnh, bồi dưỡng và phát triển trong việc dạy học STEAM.
Từ khóa: 
competency assessment
STEAM competency
STEAM education
high school teachers.
Tham khảo: 

Bài viết cùng số