Tư duy thiết kế trong giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động STEM

Tư duy thiết kế trong giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động STEM

Đỗ Đức Lân lanbd@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Bùi Diệu Quỳnh quynhbd@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Sỹ Nam namns@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Bùi Thị Diển dienbt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Tư duy thiết kế là một hướng tiếp cận mới trong giáo dục nhằm phát triển tối đa năng lực của học sinh cũng như hướng học sinh đến giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thực. Việc áp dụng linh hoạt tư duy thiết kế trong các hoạt động/môn học STEM nhằm mục đích giáo dục môi trường sẽ tạo ra hiệu quả giáo dục cao. Bài viết cung cấp các thông tin về tiếp cận tư duy thiết kế trong dạy học nói chung, dạy học chủ đề STEM trong giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng, đồng thời giới thiệu, mô tả hướng dẫn thực hiện dự án STEM giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên tiểu học. Theo đó, dạy học bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện theo quy trình từ tìm hiểu và xác định vấn đề, lên ý tưởng và kế hoạch triển khai, thiết kế, thử nghiệm hoàn thiện sản phẩm cho đến công bố và thuyết minh ý nghĩa của sản phẩm đối với môi trường. Nghiên cứu này có thể xem là tài liệu tham khảo cho giáo viên và các nhà nghiên cứu giáo dục STEM nhằm khuyến khích người học tìm hiểu các vấn đề thực tiễn về bảo vệ môi trường, bước đầu có hứng thú với vấn đề ứng dụng kiến thức tích hợp liên môn trong lĩnh vực STEM hướng tới vì sự phát triển bền vững.
Từ khóa: 
STEM
bảo vệ môi trường
Tiểu học
tư duy thiết kế
Tham khảo: 

[1] Thủ tướng Chính phủ, (2017), Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2020), Số: 3089/BGDĐTGDTrH về việc Triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học

[3] Liên hợp quốc, (2018), Khoa học, công nghệ và đổi mới cho các mục tiêu phát triển bền vững.

[4] Blackley, S. and R. Sheffield, (2016), Environment: Renegotiating the E in STEM Education. Eco-thinking, 1

[5] Carroll, M., et al., (2010), Destination, imagination and the fires within: Design thinking in a middle school classroom, International Journal of Art & Design Education, 29(1): p.37-53

[6] Scheer, A., C. Noweski, and C. Meinel, (2012), Transforming constructivist learning into action: Design thinking in education, Design and Technology Education: An International Journal, 17(3)

[7] Cook, K.L. and S.B. Bush, (2018), Design thinking in integrated STEAM learning: Surveying the landscape and exploring exemplars in elementary grades, School Science and Mathematics, 118(3-4): p. 93-103

[8] Uebernickel, F. and W. Brenner, (2020), Design Thinking: The Handbook, World Scientific

[9] Moreno, N.P., (2019), Strengthening Environmental Health Literacy Through Precollege STEM and Environmental Health Education, in Environmental Health Literacy, Springer, p.165-193.

[10] Ling, L.S., V. Pang, and D. Lajium, (2019), The planning of integrated STEM education based on standards and contextual issues of Sustainable Development Goals (SDG), Journal of Nusantara Studies (JONUS), 4(1): p.300-315.

Bài viết cùng số