Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh qua dạy học theo thuyết kiến tạo tại Trường Trung cấp Kinh tế Kĩ thuật Nguyễn Hữu Cảnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh qua dạy học theo thuyết kiến tạo tại Trường Trung cấp Kinh tế Kĩ thuật Nguyễn Hữu Cảnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Dương Thị Kim Oanh oanhdtk@hcmute.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Số 01 Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Lương Cao Quyền lcq1471972@gmail.com Trường Trung cấp Kinh tế Kĩ thuật Nguyễn Hữu Cảnh 500-502 Huỳnh Tấn Phát, Phường Bình Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam. Để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kĩ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, đào tạo trình độ trung cấp cần có sự đổi mới về nội dung và nhất là phương pháp dạy học theo hướng tăng cường việc tìm hiểu, khám phá và tự kiến tạo nên kiến thức, kĩ năng qua vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn của cuộc sống và nghề nghiệp. Bài viết đề cập tới dạy học theo thuyết kiến tạo, bản chất của dạy học theo thuyết kiến tạo, các phương pháp dạy học theo thuyết kiến tạo vận dụng các phương pháp dạy học theo thuyết kiến tạo vào dạy học môn Sáng tác mẫu trang phục để rèn luyện và phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh tại Trường Trung cấp Kinh tế Kĩ thuật Nguyễn Hữu Cảnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả nghiên cứu định tính và định lượng về kĩ năng giải quyết vấn đề của 33 học sinh lớp TKTT 17.1 (Vận dụng các phương pháp dạy học theo thuyết kiến tạo) và 35 học sinh của lớp TKTT 17.2 (Phương pháp thuyết trình và đàm thoại tái hiện) đã cho thấy, có từ 51,4% đến 68,6% học sinh của lớp TKTT 17.1 đạt mức tốt trong các tiêu chí đánh giá kĩ năng giải quyết vấn đề (phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề, thực hiện giải quyết vấn đề và đánh giá kết quả) so với không có hoặc chỉ từ 3% đến 9.1% học sinh của lớp TKTT 17.02 đạt mức tốt các tiêu chí này.
Từ khóa: 
Constructivism
constructivist teaching
constructivist teaching methods
costume Pattern Design
Tham khảo: 

[1] Brook, J.G., & Brook, M.G., (1999), In search of understanding: The case for constructivist classrooms. Alexandria: ASCD - Association for Supervision and Curriculum Development.

[2] Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, (2017), Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[3] Jonassen, D., (1999), Designing constructivist learning environments, In C. Reigeluth (Ed.), Instructional design theories and models: A new padadigm of instructional theory (Vol. II, pp.215-239), Mahwah: Lawrence Erlbaum Associates.

[4] Trịnh Văn Biều, (2010), Các phương pháp dạy học tích cực, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

[5] Nguyễn Hữu Châu, (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[6] Andreas Breiter, Go ̈rschwin Fey, and Rolf Drechsler, Project-Based Learning in Student Teams in Computer Science Education, SER.: ELEC. ENERG. vol. 18, No. 2, August 2005, 165-180 Online: https://pdfs. semanticscholar.org/d392/99781973bfeab550f811eaed0 1a1ffc12bd9.pdf.

Bài viết cùng số