Tóm tắt:
Dạy học tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao ý thức tự giác, hành động thói quen bảo vệ môi trường cho các công dân tương lai, góp phần xây dựng và phát triển một môi trường bền vững. Để việc nâng cao chất lượng giáo dục môi trường có hiệu quả, những hành động trực tiếp cho môi trường sạch đẹp, ý thức đạo đức bảo vệ môi trường thành thói quen, cải thiện điều kiện sống cho con người và sinh vật ngày càng tốt. Yêu cầu đặt ra học sinh không chỉ học được những kiến thức trên lớp mà còn phải giáo dục cho các em ý thức về bảo vệ môi trường trong thực tiễn, hiểu cách làm sao giảm được biến đổi khí hậu, tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả trình bày cách thức triển khai, các tiến trình dạy học chủ đề tích hợp dạy học “Than đá - từ vàng đen với nguồn năng lượng không tái tạo” cho học sinh trung học cơ sở tại một số trường thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Tham khảo:
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thổng tổng thể.
[2] Đỗ HươngTrà, (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, quyển 1, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[3] Nguyễn Hồng Thuận, (2018), Phát triển năng lực bảo vệ môi trường cho học sinh trung học cơ sở qua trải nghiệm, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam.
[4] Hà Thị Lan Hương - Đặng Thị Oanh, (2016), Cơ sở thực tiễn của tổ chức dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trung học cơ sở theo tiếp cận tích hợp, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol. 61, No. 6A, pp.3- 11.
[5] Phan Thị Lạc - Trần Thị Nhung - Đặng Thị Oanh - Cao Thị Thặng - Vũ Anh Tuấn, (2008), Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa học trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Tạp chí: