Nội dung Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về Toán trong Chương trình Giáo dục Mầm non - Thực trạng và định hướng

Nội dung Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về Toán trong Chương trình Giáo dục Mầm non - Thực trạng và định hướng

Nguyễn Thị Nga ngant@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Số 04 Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về Toán là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng trong Chương trình Giáo dục Mầm non của Việt Nam cũng như Chương trình Giáo dục Mầm non của một số quốc gia tiên tiến trên thế giới. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về Toán là một trong những kĩ năng quan trọng cần hình thành cho trẻ ở độ tuổi mầm non, tạo tiền đề để trẻ bước vào Lớp 1 tiểu học và cho việc học tập suốt đời. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, vấn đề cho trẻ mầm non làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về Toán hiện nay còn nhiều bất cập từ nội dung cho tới tổ chức thực hiện. Do đó, nghiên cứu nội dung làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về Toán trong Chương trình Giáo dục Mầm non của một số quốc gia tiên tiến trên thế giới và vận dụng cho trẻ làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về Toán vào Chương trình Giáo dục Mầm non Việt Nam trong giai đoạn tới một cách phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: 
Math
get acquainted with some basic math concepts
early childhood education curriculum
Tham khảo: 

[1] Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Mầm non, (2019), Báo cáo nghiên cứu giáo dục tình cảm xã hội (SEL) trong Chương trình Giáo dục Mầm non ở một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị cho xây dựng Chương trình Giáo dục Mầm non Việt Nam, Dự án “Học tập cho trẻ em”, UNICEF.

[2] Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Mầm non, (2018), Báo cáo nghiên cứu Chương trình Giáo dục Mầm non ở một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị cho xây dựng Chương trình Giáo dục Mầm non ở Việt Nam, Dự án “Học tập cho trẻ em”, UNICEF.

[3] Phan Thị Ngọc Anh và cộng sự, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ: “Đặc điểm phát triển trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”, Mã số B 2010-37-83.

[4] Lê Thị Luận và cộng sự, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ: “Đánh giá thực trạng việc thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non lứa tuổi nhà trẻ”, Mã số V2014-01.

[5] UNESCO, (2019), Báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục.

[6] Early years development frameword for child care centres, (2013), Singapore.

[7] Nurturing early leaners A curriculum Framework for Kindergartens in Singapore, (2012).

[8] Kerry McCuaig, (2014), Review of Early Learning Frameworks in Canada.

[9] Vụ Giáo dục Mầm non, Thang đánh giá sự phát triển trẻ thơ của Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP - ECDS).

Bài viết cùng số