Tóm tắt:
Mục tiêu chính của nền giáo dục Việt Nam ngày nay là xây dựng thế hệ trẻ phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và các kĩ năng phù hợp cho công việc tương lai. Bên cạnh các hoạt động đào tạo chuyên môn, truyền tải kiến thức chính quy, việc tham gia hoạt động đội nhóm có đóng góp hết sức quan trọng. Có 10,81% sinh viên Trường Đại học Y Dược Huế đang tham gia hoạt động tại các câu lạc bộ học tập, trong đó có 2,85% hiện tham gia đồng thời từ 2 câu lạc bộ trở lên. Nhìn chung, sinh viên hài lòng với chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ học tập tại Trường Đại học Y Dược Huế hiện nay. Chúng tôi ghi nhận các yếu tố liên quan đến chất lượng hoạt động của câu lạc bộ học tập bao gồm: tần suất sinh hoạt (p<0,001), tần suất tham gia sinh hoạt của thành viên (p=0,001), sự chủ động của thành viên (p=0,002) và sự tích cực của thành viên (p=0,006). Hệ thống câu lạc bộ học tập Trường Đại học Y Dược Huế đang hoạt động tương đối hiệu quả, cần có thêm sự quan tâm và hỗ trợ để mở rộng quy mô cũng như nâng cao chất lượng các câu lạc bộ.
Tham khảo:
[1] Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục - Bộ Giáo Dục và Đào tạo, (06/6/2008), Hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng trường đại học, Dự án Giáo dục Đại học Việt Nam - Hà Lan.
[2] Lê Hoàng Oanh và cộng sự, (2013), Tác động của việc tham gia phong trào Đoàn, Hội, các câu lạc bộ, các cuộc thi trong trường đại học đến việc học tập và hình thành kĩ năng mềm của sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
[3] Nguyễn Hoàng Ngọc Linh cộng sự, (2012), Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ, Đội nhóm Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
[4] Trần Văn Minh, (2012), Thực trạng hoạt động các nhóm học tập chuyên môn tại Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tạp chí: