Nâng cao hiệu quả công tác Cố vấn học tập của hệ thống đào tạo tín chỉ tại trường đại học

Nâng cao hiệu quả công tác Cố vấn học tập của hệ thống đào tạo tín chỉ tại trường đại học

Nguyễn Ngọc Diệu Linh* linhnnd@dhcd.edu.vn Trường Đại học Công đoàn 169 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Vũ Thị Bích Ngọc ngocvtb@dhcd.edu.vn Trường Đại học Công đoàn 169 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Nâng cao hiệu quả công tác Cố vấn học tập luôn cần thiết và càng trở nên quan trọng đối với sinh viên, khoa, các phòng ban liên quan và nhà trường trong quá trình đào tạo. Về phía sinh viên, phải nắm được chương trình đào tạo của ngành học, nhanh chóng và chủ động liên hệ với Cố vấn học tập của khoa. Về phía Cố vấn học tập phải tạo được sự gần gũi, đáng tin cậy; phải trang bị kiến thức vững chắc về chương trình học, quy chế, quy định, thông báo mới, thay đổi về chương trình học, thay đổi về học phí; phải luôn cập nhật những thông tin mang tính thời sự của phòng đào tạo; phải là người đồng hành cùng với sinh viên; khoa cần hạn chế việc thay đổi Cố vấn học tập. Ngoài ra, Cố vấn học tập còn phải dành thời gian trong tuần trực tiếp hỗ trợ sinh viên. Về phía các phòng ban liên quan, sự phối hợp giữa các phòng ban như phòng đào tạo, phòng công tác sinh viên, phòng tài vụ và các khoa, bộ môn là rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần thiết lập một hệ thống thông tin mở dễ dàng truy cập và sử dụng. Về phía nhà trường, nên tăng cường đào tạo, tập huấn và phát triển kĩ năng cho đội ngũ Cố vấn học tập như cập nhật kiến thức và thông tin về chương trình đào tạo, quy định, quy chế mới.
Từ khóa: 
cố vấn học tập
đào tạo tín chỉ
nâng cao chất lượng đào tạo
hỗ trợ
sinh viên.
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (15/5/2014), Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT trên cơ sở hợp nhất Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (05/4/2016), Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT về Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy

[3] Trần Thanh Ái, (5/2010), Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Các nguyên lí, thực trạng và giải pháp, Đại học Cần Thơ, Tham luận tại Hội nghị toàn quốc tổ chức tại Trường Đại học Sài Gòn, tr.42-53.

[4] Đại Từ điển Tiếng Việt, (tr.703).

[5] https://resources.depaul.edu/teaching-commons/ teaching-guides/reflectivepractice/Pages/teachingeffectiveness.aspx.

[6] Nguyễn Thị Bích Thuận - Nguyễn Ngọc Trân, (9/2019), Vai trò của cố vấn học tập trong việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên tại Trường Đại học Đồng Tháp, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, https://tapchigiaoduc. moet.gov.vn/vi/magazine/so-dac-biet-thang-9-358/13- vai-tro-cua-co-van-hoc-tap-trong-viec-nang-cao-chatluong-hoc-tap-cua-sinh-vien-tai-truong-dai-hoc-dongthap-6406.htm

[7] Trường Đại học Công đoàn, (21/02/2014), Quy chế Đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Công đoàn, ban hành kèm theo Quyết định số 132/QĐ-ĐHCĐ

[8] Nguyễn Thị Thu Hậu - Trần Thị Kim Ngân, (27/01/2023), Cố vấn học tập với những thách thức trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Tạp chí Công dân và Khuyến học. Cố vấn học tập với những thách thức trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ (congdankhuyenhoc.vn)

[9] Trần Thị Minh Đức - Kiều Anh Tuấn, (15/3/2012), Cố vấn học tập trong các trường đại học, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 28, tr.23-32, Vol 28 No 1 | VNU Journal of Science: Social Sciences and Humanities.

Bài viết cùng số