Thực trạng năng lực giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng năng lực giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bùi Thị Giáng Hương* btghuong@sgu.edu.vn Trường Đại học Sài Gòn 273 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phạm Xuân Thanh thanh@ecoz.vn Trường Đại học Đồng Nai Số 9, Lê Quý Đôn, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam
Đỗ Chiêu Hạnh hanhdc@hcmue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 280 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Năng lực giải quyết vấn đề là một năng lực cần thiết giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thích ứng với môi trường mới, đặc biệt là thích ứng với lớp Một ở trường tiểu học. Trong Chương trình Giáo dục mầm non, khám phá khoa học là một hoạt động trong lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ, mà năng lực giải quyết vấn đề của trẻ hình thành và phát triển đồng thời theo quá trình nhận thức của trẻ. Hoạt động khám phá khoa học là hoạt động tạo nhiều cơ hội phát triển năng lực này ở trẻ. Bài viết chỉ ra năng lực giải quyết vấn đề của trẻ và biểu hiện năng lực giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo trong hoạt động khám phá khoa học. Thông qua phương pháp nghiên cứu quan sát, phỏng vấn, sử dụng bảng kiểm kê, bài viết đã đưa ra bức tranh thực trạng năng lực giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra năm gợi ý nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học.
Từ khóa: 
năng lực giải quyết vấn đề
hoạt động khám phá khoa học
Giáo dục
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2022), Chương trình Giáo dục mầm non (Tái bản lần thứ 13), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[2] Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường, (2016), Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[3] Thornton, S., (1995), Children Solving Problems, Harvard University Press, London, England

[4] Jang, Y. S., (2009), Hướng dẫn hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[5] Challie, C., & Britain, L., (2003), The young child as scientist, Pearson Education Inc, Boston, USA.

[6] Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2007), Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[7] Polya, M., (1957), How to solve it, Double Day, New York, USA

[8] Nguyễn Thị Hoà, (2019), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi, Tạp chí Giáo dục, số 453, kì 1, tr.19-23.

Bài viết cùng số