Sức khỏe tâm thần của học sinh tiểu học tại Hà Nội: Thực trạng và khuyến nghị

Sức khỏe tâm thần của học sinh tiểu học tại Hà Nội: Thực trạng và khuyến nghị

Phạm Thị Phương Thức thucptp@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Số 4, Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Bài viết phân tích vấn đề sức khỏe tâm thần của 1.317 học sinh tiểu học tại Hà Nội. Phương pháp chính sử dụng là nghiên cứu tài liệu và điều tra bằng bảng hỏi, trong đó, Thang đo Điểm mạnh và Khó khăn - SDQ phiên bản dành cho cha mẹ học sinh được nhóm nghiên cứu lựa chọn. Kết quả điều tra cho thấy, 41% học sinh tiểu học tại Hà Nội có dấu hiệu đang gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, 29% học sinh ở mức ranh giới lâm sàng. Học sinh tiểu học có dấu hiệu đang gặp các vấn đề khó khăn trong quan hệ bạn bè nhiều hơn cả với 18.3% học sinh ở mức có biểu hiện lâm sàng và 21.9% học sinh ở ranh giới/nguy cơ lâm sàng. Bài viết so sánh kết quả nghiên cứu này với các công bố khoa học trong thời gian gần đây khi sử dụng thang đo SDQ để khảo sát trên đối tượng học sinh. Các yếu tố giới tính và khối lớp cũng được phân tích để chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh tiểu học tại Việt Nam.
Từ khóa: 
mental health
SDQ
clinical
Pupils
primary school.
Tham khảo: 

[1] UNICEF, (2022), Nghiên cứu toàn diện về các yếu tố liên quan đến trường học ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và sự phát triển toàn diện của trẻ em nam và nữ vị thành niên tại Việt Nam, https://www.unicef.org/ vietnam/media/9821/file.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (18/12/2017), Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trong trường phổ thông.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (03/8/2022), Quyết định số 2138/QĐ-BGDĐT ban hành Kế hoạch giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022- 2025.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (30/10/2023), Thông tư 20/2023/TT-BGDDT Hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập

[5] Goodman R, (1997), The Strengths and Difficulties Questionnaire: A Research Note. Journal of Child Psychology and Psychiatry, 38, 581-586.

[6] Trần Tuấn, (3/2006), Đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của bộ câu hỏi SDQ25 sử dụng trong chẩn đoán sàng lọc rối nhiễu tâm trí trên đối tượng trẻ em 4-16 tuổi tại Việt Nam, Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Bộ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam.

[7] Đặng Hoàng Minh - Bahr Weirss - Nguyễn Cao Minh, (2013), Sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam: Thực trạng và các yếu tố nguy cơ, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

[8] UNICEF, (2021), Sức khỏe tâm thần và tâm lí xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam, https://www.unicef.org/vietnam/media/1011/ file.

Bài viết cùng số