Tóm tắt:
Nghiên cứu trên mẫu khách thể là 164 cán bộ quản lí, giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Kết quả cho thấy, phần lớn nhóm khách thể tham gia khảo sát đều đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh đạt mức độ khá. Trong đó, việc thực hiện mục tiêu cơ bản hoàn thành, giúp các em có khả năng làm chủ bản thân, hình thành quan điểm sống đúng đắn, tích cực; có khả năng thích ứng với cuộc sống. Tuy nhiên, mục tiêu nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh với gia đình và xã hội chưa đạt như kì vọng. Nội dung tập trung vào việc giáo dục cho học sinh kĩ năng hợp tác, chia sẻ. Các phương pháp được sử dụng da dạng, phù hợp song cũng cần phối kết hợp linh hoạt hơn nữa nhằm phát huy tối đa tính ưu việt của từng phương pháp. Hình thức giáo dục cơ bản truyền tải được mục tiêu, nội dung giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh. Tuy nhiên, cán bộ quản lí, giáo viên nhà trường cần trú trọng tổ chức các hình thức mang đặc trưng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai áp dụng đối với học sinh lớp 10 bắt đầu từ năm học 2022 - 2023 để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh, đồng thời đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Tham khảo:
[1] Parker J. G. & Asher S. R. (1987), Peer Relations and Later Personal Adjustment: Are low-accepted children at risk? Psychological Bulletin, No102, pp 357–389.
[2] Walker H. M., (1983), The ACCESS program: Adolescent curriculum for communication and effective social skills: Student study guide. Austin, TX: Pro-Ed Publishing.
[3] Lorimer, Simpson, Myles & Ganz, (2002), A Social StoriesTm Intervention Package for Students with Autism in Inclusive Classroom Settings, Journal of Applied Behavior Analysis, No 41, pp 405-409.
[4] Tạ Thị Ngọc Thanh, (2010), Bàn về kĩ năng xã hội của học sinh tiểu học, Tạp chí Giáo dục, Số 238.
[5] Nguyễn Thanh Bình, (2007), Giáo trình giáo dục kĩ năng sống, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Tạp chí: