Xây dựng chủ đề trải nghiệm cho học sinh tiểu học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Xây dựng chủ đề trải nghiệm cho học sinh tiểu học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Phạm Quang Tiệp tiep@vnu.edu.vn Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Trong đó, giáo dục trải nghiệm được xem là hệ quả tất yếu của sự dịch chuyển mục tiêu giáo dục từ tập trung hình thành kiến thức sang phát triển năng lực ở người học. Giáo dục trải nghiệm không chỉ xây dựng thành hoạt động giáo dục mới mà còn trở thành một phần không thể thiếu trong tất cả các môn học của Chương trình Giáo dục phổ thông. Qua đây có thể thấy, giáo dục trải nghiệm được các nhà xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông nước ta hết sức xem trọng. Bài viết tập trung phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của hoạt động trải nghiệm với tư cách là hoạt động giáo dục mới trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Từ khóa: 
Trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm
giáo dục trải nghiệm
học tập trải nghiệm.
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Hoạt động trải nghiệm

[3] Kolb A.Y., Kolb D.A., (2012), Experiential Learning Theory. In: Seel N.M. (eds) Encyclopedia of the Sciences of Learning. Springer, Boston, MA.

[4] David A. Kolb, Richard E. Boyatzis, Charalampos Mainemelis, (2001), Chapter: Experiential Learning Theory: Previous Research and New Directions, Book Perspectives on Thinking, Learning, and Cognitive Styles

[5] Phạm Quang Tiệp, (2017), Xây dựng hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Số 49, tr.147- 155.

[6] Bùi Ngọc Diệp, (02/2015), Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 113.

Bài viết cùng số