Chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học Công an Nhân dân đáp ứng yêu cầu hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế: Từ góc nhìn khoa học quản lí

Chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học Công an Nhân dân đáp ứng yêu cầu hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế: Từ góc nhìn khoa học quản lí

Nghiêm Xuân Dũng dungnx.psa@gmail.com Học viện An ninh Nhân dân 125 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Xu thế của chuyển đổi số đã và đang hiện hữu ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó giáo dục đại học không phải là ngoại lệ. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã và đang triển khai các chiến lược quốc gia về chuyển đổi số như tại Anh, Úc, Đan Mạch, Estonia… Nội dung chuyển đổi số đa dạng nhưng có chung một số nội dung chính gồm: chính phủ số (như dịch vụ công trực tuyến, dữ liệu mở), kinh tế số (như tài chính số, thương mại điện tử), xã hội số (như giáo dục, y tế, văn hóa) và chuyển đổi số trong các ngành trọng điểm (như nông nghiệp, du lịch, điện lực, giao thông). Trong bối cảnh yêu cầu hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế, để giáo dục đại học trong các cơ sở giáo dục có những định hướng chuyển đổi đúng đắn và bắt kịp xu thế chung, góp phần thúc đẩy phát triển nền xã hội số và hình thành quốc gia số trong tương lai, cần có những giải pháp quản lí mang tính chiến lược và linh hoạt ngay từ thời điểm hiện nay. Bài viết phân tích một số nội dung cơ bản của chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học Công an Nhân dân, các yếu tố đảm bảo chuyển đổi số thành công, thực trạng hiện nay, kết quả đạt được và tồn tại, khó khăn, từ đó đề xuất một số giải pháp định hướng trong giai đoạn tới.
Từ khóa: 
chuyển đổi số
giáo dục đại học
công an nhân dân
hội nhập quốc tế
khoa học quản lí.
Tham khảo: 

[1] Trường Cao đẳng Lí Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh, (2020), Kỉ yếu Hội thảo quốc tế: Chuyển đổi mô hình đào tạo chất lượng cao của nhà trường thông minh trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, NXB Tài chính.

[2] Nghiêm Xuân Dũng, (2018), Thể chế quản lí nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công an, Luận án Tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia

[3] Ngô Tứ Thành, (2007), Giải pháp “Đại học số hoá”, Tạp chí Bưu chính Viễn thông và Công nghệ Thông tin, số 11, kì 2.

[4] Nguyễn Mạnh Hùng - Trần Khánh Đức (Đồng chủ biên), (2020), Quản trị nhà trường thông minh 4.0 và xếp hạng đại học theo mô hình QS, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[5] http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/ chuyen-doi-so-trong-linh-vuc-giao-duc-va-dao-taothuc-trang-va-giai-phap-6886.

[6] Nguyễn Kim Sơn, (2019), Phát triển học liệu số cho đại học thông minh, Cẩm nang Trung tâm Thông Tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

[7] Bùi Thị Nga - Lê Vũ Toàn - Lưu Đức Long, (27/7/2022), Giáo dục đại học: Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số, https://ictvietnam.vn.

[8] Đặng Ứng Vận, (2021), Đổi mới giáo dục đại học từ ý tưởng đến thực tiễn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[9] Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, (2020), Công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đại học trong tình hình mới, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

[10] Trần Thị Hoài - Vũ Thị Kiều Anh, (6/2019), Định hướng các hoạt động đào tạo đại học thích ứng giáo dục 4.0, Kỉ yếu hội thảo quốc tế: “Các vấn đề mới trong khoa học Giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành”, Hà Nội.

[11] http://vjst.vn/vn/tin-tuc/6707/chuyen-doi-so-tronggiao-duc-va-dao-tao--thuc-trang-va-giai-phap.aspx.

[12] https://dhkthc.bocongan.gov.vn/TrangChu/tin-tuc/317- chuyen-doi-so-trong-cac-truong-cong-an-nhan-dan. html.

Bài viết cùng số