Danh sách bài viết

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,884
Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị tốt đẹp được hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây được coi là “sức mạnh mềm”, là nguồn nội lực cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng là một việc làm vô cùng cần thiết. Bài viết đề xuất biện pháp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên thông qua việc đa dạng hóa các hoạt động của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên. Cụ thể, bài viết đề cập đến mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành cũng như điều kiện để thực hiện biện pháp này trong thực tiễn.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 2,855
Bài viết tổng quan một số tư liệu nghiên cứu lí luận và thực tiễn về việc hình thành và phát triển của thuật ngữ STEM, STEAM và STREAM trong dòng tiến hóa và tương quan giữa chúng từ góc nhìn của giáo dục thế giới và Việt Nam. Từ đó, bài viết gợi ra một vài suy nghĩ về việc triển khai chiến lược giáo dục STEM đang được thúc đẩy phát triển tại nhà trường Việt Nam, nơi đang thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông theo cách tiếp cận phát triển năng lực và phẩm chất người học, đồng thời với chủ trương xây dựng văn hóa đọc cho học sinh theo quy định pháp lí của ngành.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,591
Nghiên cứu năng lực cảm xúc - xã hội (SEC), đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục mầm non đang thu hút sự quan tâm trên thế giới. Bài viết tổng quan một số hướng nghiên cứu trên thế giới về SEC trong giáo dục mầm non dựa vào phân tích kết quả nghiên cứu được công bố trên 32 tài liệu trong các tạp chí chuyên ngành. Từ đó, đưa ra khuyến nghị có liên quan cho giáo dục mầm non ở Việt Nam.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 2,094
Ở Việt Nam, trong những năm qua, hệ thống các nghiên cứu về khoa học giáo dục đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, của ngành Giáo dục nói riêng. Các chuyên ngành khoa học giáo dục đã xác định được rõ hơn, cụ thể hơn nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đặc thù, đồng thời quán triệt quan điểm phức hợp, vừa nghiên cứu, vừa tác động vào một đối tượng tương đối hoàn chỉnh. Các công trình nghiên cứu về khoa học giáo dục tập trung vào hai hướng là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng triển khai. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh những bước phát triển lớn, khẳng định được vị thế một ngành khoa học, khoa học giáo dục Việt Nam vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Thông qua nghiên cứu các đề tài thuộc hệ thống Chương trình Khoa học giáo dục quốc gia, đề tài thuộc Quỹ NAFOSTED và các đề tài cấp Bộ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lí, bài viết mô tả thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2022 nhằm phân tích một số kết quả và bất cập làm căn cứ đưa ra xu hướng về nghiên cứu khoa học giáo dục Việt Nam giai đoạn tiếp theo.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,823
Học sinh tiểu học có trí thông minh, óc tưởng tượng phong phú nhưng cũng rất dễ bị phân tán nếu căng thẳng, quá tải. Vì vậy, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy cần phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh. Trong dạy học tiểu học, việc đổi mới trong dạy học môn Toán đóng vai trò rất quan trọng. Học Toán giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, giúp các em nhạy bén hơn trong các môn học khác. Muốn học tốt môn Toán, học sinh cần phải say mê, hứng thú việc học. Như vậy, giáo viên cần tạo cho học sinh lòng say mê và sự hứng thú trong môn học. Trước thực tế ấy, Học thông qua chơi trong môn Toán là một giải pháp hữu ích và hiệu quả. Học thông qua chơi giúp học sinh tiếp cận được những điều mới mẻ, giúp cho việc học trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, giáo viên nên tận dụng những lợi thế của hoạt động chơi để tạo cơ hội cho các em được tiếp thu và có cơ hội thử nghiệm trong quá trình học.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 668
Luật Giáo dục năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Khi Luật Giáo dục có hiệu lực đòi hỏi các văn bản dưới Luật cần sửa đổi, điều chỉnh hoặc ban hành mới để phù hợp với quy định của Luật Giáo dục. Vì vậy, bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện những quy định về dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số trong Thông tư số 36/2012/TT-BGDĐT và đề xuất những giải pháp sửa đổi, bổ sung để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả thực hiện trong thực tế.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,424
Bài viết trình bày một cách có hệ thống các khái niệm liên quan đến mô hình hóa và năng lực mô hình hóa. Bài viết cũng phân tích vai trò và tiềm năng của nội dung Hàm số trong việc phát triển năng lực mô hình hóa và đề xuất một số biện pháp để phát triển năng lực mô hình hóa cho học sinh khi dạy học Hàm số ở lớp 10.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,094
ChatGPT đang trở thành chủ đề nóng trên quy mô toàn cầu bởi tính mới mẻ và khả năng xử lí vượt trội. Công cụ ChatGPT làm gia tăng kì vọng vào những cải tiến mang tính đột phát mà trí tuệ nhân tạo có thể mang đến cho đời sống con người, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Bài viết này nghiên cứu kết quả thực hiện bài kiểm tra định kì môn Ngữ văn và Toán cấp Trung học, lớp 9 và lớp 12 của ChatGPT trong mối tương quan với kết quả kiểm tra thực tế của học sinh. Nghiên cứu chỉ ra rằng, ChatGPT có khả năng thực hiện các bài kiểm tra ở mức độ nhất định nhưng chất lượng câu trả lời không ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nghiên cứu cung cấp một góc nhìn chi tiết về khả năng của ChatGPT trong kiểm tra, đánh giá, giúp các nhà quản lí giáo dục, giáo viên, học sinh… có cơ sở để đưa ra các phương án sử dụng công cụ này một cách phù hợp và hiệu quả.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 951
Xuất khẩu giáo dục là một lĩnh vực mới phát triển trong thương mại  quốc tế, trong đó có giáo dục đại học. Rất nhiều các quốc gia phát triển trên  thế giới đã có nguồn thu quan trọng từ xuất khẩu giáo dục đại học với nhiều  hình thức hợp tác khác nhau. Thời gian qua, các trường đại học tại Việt Nam  đã nỗ lực để nâng cao chất lượng trong giảng dạy, nghiên cứu và đạt được  sự công nhận của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới để từng bước đẩy  mạnh xuất khẩu giáo dục đại học. Có thể thấy, xuất khẩu giáo dục mà nước  ta cung cấp có lợi thế đặc biệt về một số mặt nhưng lại kém xa các nước phát  triển trong lĩnh vực này. Bài viết phân tích những khía cạnh liên quan đến mô  hình xuất khẩu giáo dục đại học của các nước trên thế giới, qua đó đề xuất  những hướng đi phù hợp cho Việt Nam trong thời gian tới
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 913
Trong khoảng ba thập kỉ gần đây, các trường đại học Hoa Kì đã nỗ lực cải cách khóa học đại số tuyến tính bậc Đại học. Bài viết trình bày tổng quan những kết quả nghiên cứu và triển khai thực tế của đội ngũ chuyên gia Hoa Kì trong việc xây dựng các khuyến nghị, đổi mới cách định hướng nội dung môn học theo hướng xử lí ma trận và khuyến khích sử dụng công nghệ trong dạy học. Tác giả đã kế thừa các nghiên cứu nền tảng của Nhóm nghiên cứu chương trình giảng dạy đại số tuyến tính (Linear Algebra Curriculum Study Group - LACSG) và dự án “Tăng cường giảng dạy đại số tuyến tính thông qua việc sử dụng các công cụ phần mềm” (Augment the Teaching of Linear Algebra through the use of Software Tools - ATLAST). Đối chiếu với thực tế giảng dạy đại số tuyến tính tại Trường Đại học Thủy lợi nói riêng và các trường đại học khối kĩ thuật tại Việt Nam nói chung, trong bối cảnh Chương trình Giáo dục phổ thông đã có nhiều đổi mới. Bài viết cũng trình bày kết quả nghiên cứu, triển khai thực nghiệm sư phạm áp dụng thư viện NumPy trong ngôn ngữ lập trình Python vào giảng dạy môn Nhập môn đại số tuyến tính tại Trường Đại học Thủy lợi.